Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam

Lam Anh - 11:59, 07/04/2022

Ngày 7/4, hơn 100 hình ảnh và trên 200 tài liệu hiện vật thể khối và tài liệu khoa học phụ phản ánh về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, vùng miền trong cả nước được trưng bày tại Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng TP. Cần Thơ.


Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm (ảnh: Duy Khôi).
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm (ảnh: Duy Khôi).

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ III-Cần Thơ năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức. Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự triển lãm.

Buổi triển lãm đã giới thiệu 5 không gian nhạc cụ truyền thống các vùng miền, bao gồm nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng núi cao và thung lũng phía bắc (Đông Bắc, Tây Bắc), tiêu biểu là cây đàn tính của người Tày, trống tang sành của người Sán Chay, khèn bè của các tộc người Thái, Lào, Lự; nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, với đàn nguyệt, sáo, đàn tranh, đàn nhị, đàn tam thập lục, đàn bầu, mõ, phách, trống, kèn loa.

Nghệ nhân đến từ tỉnh An Giang trình tấu nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer tại triển lãm (ảnh: Duy Khôi).
Nghệ nhân đến từ tỉnh An Giang trình tấu nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer tại triển lãm (ảnh: Duy Khôi).

Không gian nhạc cụ truyền thống của các dân tộc vùng duyên hải miền Trung trưng bày các loại nhạc cụ điển hình như: Trống Paranưng, trống Ghi năng, kèn Saranai. Nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng miền trung, Tây Nguyên gồm trống, đàn T’rưng, kèn bầu, đàn đá, ting ninh (kèn bầu), đinh tút, khèn, tù và, đinh năm, đàn ống tre. Không gian nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng Nam Bộ giới thiệu dàn nhạc ngũ âm của dân tộc Khmer, nhạc cụ sử dụng trong đờn ca tài tử như đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và 2 nhạc cụ của phương Tây là violin và guitar…

Trong những ngày diễn ra Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” tại Cần Thơ còn diễn ra Chương trình giao lưu, trình diễn nghệ thuật truyền thống và dân gian đương đại; trình diễn nhạc cụ dân tộc, dân ca dân vũ tiêu biểu của các vùng miền trên cả nước góp phần tôn vinh di sản văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Triển lãm sẽ được diễn ra đến hết ngày 11/4.


Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.