Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khăn đội đầu của phụ nữ Dao tiền

PV - 15:43, 01/06/2021

Trên đường vào thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi bắt gặp dưới những mái nhà sàn lợp lá cọ, thấp thoáng vành khăn quấn trên tóc của những chị em phụ nữ Dao tiền (nhóm Dao địa phương). Đây là vật không thể thiếu trên bộ trang phục của người phụ nữ. Khi các chị em phụ nữ vấn khăn đẹp, nghĩa là trong bản sắp có hội.

Phụ nữ Dao tiền thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang (Lâm Bình) trong trang phục truyền thống
Phụ nữ Dao tiền thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang (Lâm Bình) trong trang phục truyền thống

Khăn đội đầu của phụ nữ Dao Tiền màu trắng hoặc đỏ, dài khoảng 1,2m, rộng khoảng 30cm; khăn màu trắng hai đầu thêu hai mảng hoa văn hình vuông bằng chỉ nhiều màu (ba hình vuông đồng tâm, có chữ thập ngoặc ở trong cùng, vành ngoài hình vuông, trang trí bằng họa tiết cánh gà). Các họa tiết chủ yếu màu chàm, đỏ, trắng. Khăn màu đỏ không thêu hoa văn, chỉ để các cô gái đội khi dự lễ cấp sắc, lễ cưới.

Ở mỗi vùng của người Dao tiền lại có kiểu vấn khăn khác nhau. Đối với phụ nữ Dao tiền xã Hồng Thái (Na Hang) vấn khăn vắt gọn hai đầu ở phía trước, còn phía sau thì để buông xuống. Nhưng đối với người Dao tiền ở thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang (Lâm Bình) thì khăn được vấn gọn cả đằng trước và đằng sau, trông gọn gàng chắc chắn.

Bà Bàn Thị Tiến, thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang (Lâm Bình) chia sẻ: Việc vấn khăn không hề đơn giản, phải có mái tóc dài thì quấn khăn mới đẹp. Tóc được bện chặt, quấn tròn quanh đầu rồi dùng chiếc cặp lá kẹp chặt. Chiếc khăn dùng để giữ cho nếp tóc được gọn gàng, che cơ thể trước nhiệt độ, thời tiết và những bất trắc ở núi rừng.

Mỗi khi nông nhàn những người phụ nữ Dao tiền lại rủ nhau tập thêu, tập vấn khăn. Họ chuẩn bị tập vấn khăn sao cho khéo, lựa chọn bộ trang phục đẹp nhất, chải chuốt lại khăn áo cho phẳng nếp. Bởi theo quan niệm của họ người phụ nữ khéo léo, giỏi giang được thể hiện trên bộ trang phục truyền thống mình.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.