Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Khánh Hòa: Hơn 61 tỷ đồng hỗ trợ sữa cho trẻ em miền núi

T.Nhân - 06:52, 20/12/2023

HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024 - 2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ sữa uống tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.

Chương trình sữa học đường góp phần cải thiện tầm vóc trẻ em miền núi tỉnh Khánh Hòa
Chương trình sữa học đường góp phần cải thiện tầm vóc trẻ em miền núi tỉnh Khánh Hòa

Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là 2 huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa có đông đồng bào DTTS sinh sống. Từ năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện Đề án Cải thiện dinh dưỡng góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020. Mỗi tháng, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn trưa với mức 330.000 đồng/trẻ.

Thông qua tổ chức bữa ăn và sữa học đường cho trẻ mầm non tại 2 huyện miền núi này, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2020, suy dinh dưỡng thể thấp còi còn dưới 20%, suy sinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 7%. Tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ hơn 13,7 tỷ đồng để thực hiện chương trình này. Hiện nay, các trường mầm non, nhà trẻ đều thực hiện chương trình hỗ trợ với hơn 5.300 trẻ ăn bán trú tại trường.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở miền núi còn rất cao, chiếm tỷ lệ từ 25 - 39%. Nguyên nhân chính là đặc điểm sinh lý, thể chất và đời sống kinh tế thiếu thốn. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em miền núi.

Để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ mầm non, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục hỗ trợ cho tất cả trẻ đang theo học ở các trường mầm non công lập, nhóm trẻ tư thục ở 2 huyện miền núi được uống sữa tươi hằng ngày, với tần suất 5 lần/tuần, kéo dài 9 tháng trong năm học. Mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0,3%/năm, suy dinh dưỡng thấp còi 0,2%/năm. Chương trình còn hỗ trợ tập huấn, nâng cao kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho giáo viên, cha mẹ của trẻ. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này hơn 61 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, 30% còn lại do đơn vị cung cấp hỗ trợ.

Theo ông, Trần Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, Chương trình sữa học đường thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến chế độ dinh dưỡng của trẻ em miền núi. “Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục thực hiện giai đoạn mới là 2024 - 2030, mục tiêu cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của trẻ em 2 huyện khó khăn. Nhóm 12 - 36 tháng tuổi và nhóm từ 3 - 6 tuổi, về kinh phí từ ngân sách và nhà cung cấp”, ông Dũng chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.