Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khánh Hoà: Rộn ràng Lễ hội cúng Bến nước của người Ê Đê ở Buôn Đung

T.Nhân-H.Trường - 07:38, 26/02/2024

Vừa qua, đồng bào Ê Đê tại Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà) đã tổ chức Lễ hội cúng Bến nước trong niềm hân hoan, phấn khởi của những ngày đầu năm mới.

Thầy cúng dẫn người dân ra bến nước, đầu làng để cúng
Thầy cúng dẫn người dân ra bến nước đầu làng để cúng

Theo ông Sử Hồng Quốc Tịnh, Chủ tịch UBND xã Ninh Tây, Lễ hội cúng Bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Ê Đê tại địa phương. Nguồn nước được coi là báu vật của cả cộng đồng vì vậy người dân luôn bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, giữ gìn cho bến nước luôn sạch sẽ, mạch nước tuôn chảy tràn trề… Đây còn là một hoạt động gắn kết cộng đồng Ê Đê tại địa phương. Lễ hội cúng Bến nước của người Ê Đê đang tiếp tục được người dân, các cấp chính quyền địa phương gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị.

Đông đảo người dân tham gia, theo dõi lễ cúng bến nước tại suối Bông, thôn Buôn Đung
Đông đảo người dân tham gia, theo dõi lễ cúng bến nước tại suối Bông, thôn Buôn Đung

Trước ngày diễn ra Lễ cúng, già làng đã thông báo, họp bàn dân làng để tổ chức thực hiện hiệu quả nhất. Các phần Lễ cúng Bến nước diễn ra với đầy đủ nghi thức; người dân trong buôn lấy nước vào các ống tre và quả bầu khô, bỏ vào gùi rồi cõng về nhà; chủ bến nước mời rượu bà con, anh em trong buôn, khách quý...

Nghi thức cúng sức khỏe chủ bến nước và nhân dân trong buôn tại Nhà sinh hoạt cộng đồng Buôn Đung
Nghi thức cúng sức khỏe chủ bến nước và nhân dân trong buôn tại Nhà sinh hoạt cộng đồng Buôn Đung

Ngay từ sáng sớm, tiếng cồng chiêng đã vang lên rộn rã, tại nhà cộng đồng thôn, các già làng, các nam thanh nữ tú trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình đã nhanh tay hoàn tất khâu chuẩn bị để nghi Lễ cúng Bến nước được bắt đầu...

Nghi thức xua đuổi thần ác, bảo vệ nguồn nước
Nghi thức xua đuổi thần ác, bảo vệ nguồn nước

Từ nhà cộng đồng thôn, rất đông người dân Buôn Đung tập hợp với trang phục truyền thống chỉnh tề. Dẫn đầu là thầy cúng, các già làng và người dân di chuyển về bến nước của buôn làng. Tại bến nước Buôn Đung trên suối Bông, sau hồi chiêng báo cáo thần linh là dân làng tề tựu về bến nước dâng lễ vật; thầy cúng sẽ sắp đặt mâm lễ vật với đầy đủ các món: canh bồi, thịt heo, rượu cần và thực hiện nghi thức cúng. Cùng với nghi thức cúng, lễ cúng bến nước còn có nghi thức xua đuổi thần ác để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ buôn làng, bảo vệ sức khỏe người dân trong buôn… Sau khi lễ cúng tại bến nước được thực hiện xong, người dân trong buôn lấy nước vào ống tre, quả bầu khô rồi gùi về nhà.

Nghi thức xua đuổi thần ác, bảo vệ nguồn nước
Lấy nước vào quả bầu khô để gùi về làng

Theo truyền thống của người Ê Đê tại Buôn Đung, bên cạnh nghi thức cúng tại bến nước, còn thực hiện cúng tại cổng làng và cúng sức khỏe chủ bến nước và nhân dân trong buôn tại nhà sinh hoạt cộng đồng của Buôn. Sau đó là phần hội, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ của người dân trong buôn như: Biểu diễn cồng chiêng, nhảy A Ráp, uống rượu cần…

Những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hoà luôn quan tâm hỗ trợ người dân Buôn Đung tổ chức, duy trì Lễ cúng Bến nước gắn với du lịch cộng đồng, nhằm bảo tồn một nghi lễ có ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào Ê Đê tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Năm 2024, Việt Nam giữ vững danh hiệu là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

Năm 2024, Việt Nam giữ vững danh hiệu là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

Ngoài danh hiệu Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2024, Việt Nam còn có các điểm đến cấp địa phương cũng được trao tặng các hạng mục giải thưởng hàng đầu thế giới. Đảo ngọc Phú Quốc đạt danh hiệu “Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024".