Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khi học văn bằng nhạc Rap

Hồng Phúc - 09:18, 08/07/2020

Các tác phẩm thơ như “Sóng”, “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, hay “Truyện Kiều” đã được phổ thành bài hát theo dòng nhạc Rap, có số lượng người xem lên đến vài triệu lượt trên kênh Youtube. Cách học này như một làn gió mới cho các bạn trẻ khi biết pha trộn đam mê âm nhạc vào kiến thức, khiến nhiều em yêu thích môn văn và việc học tập trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Ca khúc Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh được phổ nhạc do một nhóm học sinh thực hiện nhận được sự đón nhận của học sinh và thầy cô
Ca khúc Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh được phổ nhạc do một nhóm học sinh thực hiện nhận được sự đón nhận của học sinh và thầy cô

Các tác phẩm thơ như “Sóng”, “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, hay “Truyện Kiều” đã được phổ thành bài hát theo dòng nhạc Rap, có số lượng người xem lên đến vài triệu lượt trên kênh Youtube. Cách học này như một làn gió mới cho các bạn trẻ khi biết pha trộn đam mê âm nhạc vào kiến thức, khiến nhiều em yêu thích môn văn và việc học tập trở nên đơn giản, hiệu quả hơn. 

Trong vài năm trở lại đây, nhiều học sinh đã sáng tạo phổ nhạc cho thơ, thể hiện bằng Rap thay bằng cách học môn văn truyền thống. Thử gõ cụm từ “học văn bằng Rap” trên Youtube đã xuất hiện hàng trăm Clip ca khúc, bài Rap về các tác phẩm văn học và nhận được sự lan toả tích cực trong học sinh. 

Em Hoàng Hải Hằng (dân tộc Tày), sinh viên năm nhất - Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: “Những Clip nhạc hay bài Rap rất mới mẻ với học sinh. Chúng em cảm thấy thích thú, cảm thấy tác phẩm văn học hay hơn, học dễ nhớ hơn. Giờ học bài trong ký túc xá, chúng em thường bật các bài hát cùng nhau, tạo không khí vừa vui vẻ, giảm bớt căng thẳng”. 

Trong nhiều năm qua, đổi mới, sáng tạo trong dạy học được đặt ra như một nhu cầu tất yếu cho giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Thay vì học kiểu truyền thống, những Clip phổ nhạc cho bài thơ hay biến tác phẩm thành Rap như hiện nay trở thành phương pháp dạy và học cuốn hút, hấp dẫn, có sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng học sinh, do trong quá trình học mọi giác quan được sử dụng: Vừa nghe, xem, nhìn, đồng thời trao đổi với thầy cô và bạn bè. 

Việc học không còn ranh giới khi học sinh có thể tìm thấy kiến thức ngay trên các mạng xã hội Facebook, các hội nhóm về học tập… Đặc biệt, với sự phủ sóng của 3G, 4G như hiện nay, các em học sinh miền núi, vùng DTTS cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm âm nhạc đặc biệt này. Có thể nói, đây là công cụ hỗ trợ học văn đắc lực, giúp việc học trở nên thú vị hơn, khơi gợi được cảm hứng học tập cho học sinh. Đây là cũng là chỉ dấu tốt cho tương lai gần: môn văn sẽ dần lấy lại được vị trí trong học sinh.