Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khi phụ nữ Ê-đê đánh cồng chiêng

Y Nin Byă - 15:16, 30/12/2019

Theo truyền thống từ xưa của dân tộc Ê-đê, trẻ em không được đụng chạm vào cồng chiêng, không được đánh cồng chiêng, đặc biệt là trẻ em nữ. Hiện nay, do đời sống vật chất, tinh thần của bà con tại các buôn làng đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn trước, rào cản đó cũng đang dần được tháo gỡ.

Các em gái Ê-đê học cách sử dụng và trình diễn chiêng
Các em gái Ê-đê học cách sử dụng và trình diễn chiêng

Theo truyền thống từ xưa của dân tộc Ê-đê, trẻ em không được đụng chạm vào cồng chiêng, không được đánh cồng chiêng, đặc biệt là trẻ em nữ. Hiện nay, do đời sống vật chất, tinh thần của bà con tại các buôn làng đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn trước, rào cản đó cũng đang dần được tháo gỡ.

Mùa Hè cách đây 5 năm, H’Danh Ayun, H’Rô Na Ayun, H’Jusi Niê cùng các bạn trẻ trong buôn Êa Đun, xã Êa Kênh, huyện Krông Pắc (Đăk Lăk) được mời tham gia lớp học đánh chiêng do Trung tâm Văn hóa huyện Krông Pắc tổ chức tại buôn. Háo hức pha lẫn hồi hộp, vì phụ nữ Ê-đê bao đời có được sờ vào chiêng đâu. Tuy nhiên, những âm thanh của chiêng, cộng với quá trình tiếp thu khá tốt đã khiến cho những em gái trở nên say mê hơn để học đánh chiêng.

Mỗi khi huyện Krông Pắc tổ chức giao lưu đội chiêng trẻ và diễn tấu nhạc cụ dân tộc, Đội chiêng nữ Buôn Êa Đun, xã Êa Kênh thường đánh bài chiêng Mừng lúa mới. Dù chưa thể so sánh bằng các nghệ nhân lớn tuổi, nhưng mỗi lần xem các em nữ biểu diễn cồng chiêng, ai cũng hết lời khen ngợi.

Theo dõi suốt quá trình luyện tập của đội chiêng nữ, bà H’Rô Ya Ayun, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Êa Kênh cho rằng: “Phụ nữ cũng có thể đánh cồng chiêng như là ở góc độ trình diễn sân khấu, sinh hoạt giao lưu… tạo nên một nét mới trong việc nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Từ lớp học này để làm mẫu cho các bạn khác và muốn các em biết gìn giữ văn hóa truyền thống. Vì bây giờ ở một số nơi còn rất ít người biết đánh chiêng, nếu không có các nghệ nhân truyền dạy, coi như là thất truyền’’. Cũng từ suy nghĩ đó, bà H’Rô Ya đã vận động các em gái ở buôn Êa Đun tham gia lớp học đánh chiêng.

Vận động các em gái đánh cồng chiêng được rồi, nhưng còn người dạy thì sao? Quan niệm từ bao đời đâu dễ bỏ được. Thật may vì nghệ nhân được mời dạy cho các em cũng là già làng của buôn - người luôn tâm huyết với văn hóa cồng chiêng. Già làng không chỉ dạy các em về cách đánh cồng chiêng mà còn giúp các em hiểu rằng, đó cũng là cách bảo tồn văn hóa truyền thống trong sự phát triển của xã hội ngày nay. “Thấy các em nữ đánh chiêng, chúng tôi cũng ngạc nhiên. Các em nữ học đánh chiêng cũng nhanh và có sự tập trung cao hơn các em nam’’, già làng Aê Sinh phấn khởi.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên - bà Linh Nga Niê Kdăm, trong một xã hội hiện đại, để việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa truyền thống các DTTS ở Tây Nguyên nói chung sẽ không phân biệt nam hay nữ trong việc truyền dạy đánh cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc khác. Đặc biệt vai trò của phụ nữ cần phát huy hơn nữa trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống.

“Để phát huy một cách bền vững, các nghệ nhân phải truyền dạy nhiều bài khác nhau và các em cũng phải tích cực học tập. Bởi tập quán, mỗi một nghi lễ lại có một bài chiêng khác nhau, bài buồn, bài vui, tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm khác nhau. Nếu như sau này mỗi một nghi thức gì diễn ra trong buôn, mà đội chiêng nữ đều đánh được những bài phù hợp với lễ nghi đó thì chắc chắn bà con thấy thích thú hơn và đó là mục tiêu, là sự phát huy đã đạt được kết quả’’, bà Linh Nga Niê Kdăm nói.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.