Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Thành Nhân - CTV - 15:14, 24/03/2023

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ, chị Bế Thị Nga, dân tộc Tày, sinh năm 1991, ở thôn Tân Lập, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã phụ giúp cha mẹ việc ruộng rẫy. Thấu hiểu sự vất vả, thiệt thòi của người nông dân, chị ấp ủ kế hoạch khai thác nguồn nông sản tại địa phương để chế biến thành sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, thương hiệu Mắc ca Đất Phú được nhiều khách hàng lựa chọn.
Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, thương hiệu Mắc ca Đất Phú được nhiều khách hàng lựa chọn.

Chọn lối đi riêng để khẳng định bản thân

Chị Nga nhớ lại: Ban đầu, khi tôi quyết định từ bỏ công việc của một cán bộ xã để khởi nghiệp với nghề chế biến hạt mắc ca, gia đình cũng như người thân rất bất ngờ, thậm chí can ngăn bởi họ biết rằng công việc này rất vất vả và đầy rủi ro. Song, niềm đam mê nông nghiệp sạch đã thôi thúc tôi quyết tâm thực hiện. Từ việc chỉ trồng mắc ca bán cho thương lái như trước, tôi đã nghiên cứu quy trình sản xuất ra các sản phẩm mắc ca và tìm hiểu thị trường tiêu thụ.

Năm 2018, chị Nga bắt đầu tìm hiểu về quy trình chế biến hạt mắc ca. Chị vay 80 triệu đồng đầu tư mua 2 máy sấy, 2 máy tách vỏ, 1 máy hút chân không để chế biến hạt mắc ca sấy nứt.

Quá trình khởi nghiệp của chị Nga cũng không mấy suôn sẻ, trong năm đầu tiên khi những mẻ hàng liên tục bị hỏng do quy trình sản xuất chưa hoàn thiện. Mẻ cháy, mẻ bị vỡ gần hết. Hàng gửi đi rồi bị khách trả lại. Đã có lúc chị thấy nản nhưng rồi cũng rút ra được kinh nghiệm và bí quyết cho riêng mình.

Theo chị Nga, quy trình chế biến hạt mắc ca không khó, nhưng đòi hỏi sự công phu trong từng công đoạn. Mắc ca mua về được phân loại để chọn hạt có độ đồng đều; sấy sơ qua để bảo quản rồi mới sấy chín. Hạt sấy xong sẽ được cắt nứt và soi kỹ qua bóng đèn để loại bỏ những hạt bị đốm đen. Để hạt mắc ca được ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

Cây mắc ca đang được nhiều người dân ở Sông Hinh trồng, đảm bảo cung cấp nguyên liệu
Cây mắc ca đang được nhiều người dân ở Sông Hinh trồng, đảm bảo cung cấp nguyên liệu

Nâng tầm nông sản địa phương

Xác định theo đuổi giấc mơ nông nghiệp sạch, chị Nga sẵn sàng đương đầu và từng bước vượt qua những thử thách. Khởi đầu từ một cơ sở nhỏ, thương hiệu còn mới, trong khi thị trường đã có vô số thương hiệu sản phẩm mắc ca nên muốn thành công phải tạo sự khác biệt. Mong ước của chị Nga không chỉ là tạo thu nhập cho bản thân mà xa hơn nữa là muốn tạo dựng được một sản phẩm đặc trưng của quê hương, định danh thương hiệu để khi nhắc đến mắc ca, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ea Ly.

Chị Nga luôn đề cao việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để phục vụ người tiêu dùng.

Đặt chữ tín lên hàng đầu với chất lượng đã được kiểm chứng từ khách hàng, cơ sở sản xuất của chị Nga đang từng bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh với các sản phẩm: Hạt mắc ca sấy nứt, nhân mắc ca bán ra ngày một tăng. Chỉ mới xuất hiện trên thị trường, nhưng các sản phẩm mắc ca mang thương hiệu Mắc ca Đất Phú do chị Nga sản xuất đã khẳng định uy tín với khách hàng.

Ngoài mắc ca, chị Nga còn sản xuất các sản phẩm khác từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: chuối sấy, hạt granola, tinh bột nghệ… những sản phẩm này cũng được người tiêu dùng tin tưởng. Chia sẻ về những dự định trong tương lai, chị Nga cho biết: Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm. Không chỉ bán online mà còn mở rộng ra nhiều kênh khác và đưa hàng vào hệ thống siêu thị, khẳng định giá trị của thương hiệu Mắc ca Đất Phú.

Mong ước của chị Nga này không chỉ là tạo thu nhập cho bản thân mà xa hơn nữa là muốn tạo dựng được một sản phẩm đặc trưng của quê hương, định danh thương hiệu để khi nhắc đến mắc ca, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ea Ly.”

Tin cùng chuyên mục
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.