Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Đức Bình - 07:59, 08/12/2023

Sau 3 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Khmer nơi đây dần được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Đời sống người dần ổn định nhờ được chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tôm hiệu quả. Ảnh: Hữu Lợi
Đời sống người dân ổn định, phát triển nhờ được chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tôm hiệu quả. Ảnh: Hữu Lợi

U Minh dần “thay da đổi thịt” nhờ chương trình MTQG

Tỉnh Cà Mau có 33 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 32 DTTS và đồng bào dân  Khmer có số dân đông nhất. Hiện nay, đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn.

Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội và đều là các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian qua, chính quyền huyện U Minh đã triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới gắn với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719, huyện U Minh đặt ra các mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như tuyên truyền, vận động để người dân chung tay thực hiện Chương trình.

Trước đây, thu nhập của người dân nơi đây bấp bênh, thu nhập chủ yếu đến từ việc đi làm thuê, nhiều gia đình nghèo và cận nghèo. Cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây chủ yếu là do nhiều người già yếu, neo đơn, thiếu đất sản xuất… Sau khi được sự hỗ trợ của chính quyền, nhiều gia đình đã đầu tư thuê đất để chăn nuôi vịt, gà, heo, nuôi tôm…

Là một trong những người dân được hỗ trợ từ chính quyền và thay đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, chị Thạch Sa My ở xã Khánh Lâm cho biết: “Bên cạnh việc trồng lúa, nuôi tôm, gia đình đã sử dụng diện tích đất sân vườn để trồng hoa màu, tập trung nhất là hoa màu vụ Tết. Nhờ vậy những năm gần đây thu nhập gia đình ổn định hơn, đời sống dần cải thiện”.

Nghề đan lát là một trong những làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát huy tại huyện U Minh. (Ảnh: Báo CM Online).
Nghề đan lát là một trong những làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát huy tại huyện U Minh. (Ảnh: Báo CM Online).

Bên cạnh đó, huyện U Minh cũng triển khai chương trình giữ gìn các làng nghề truyền thống nhằm duy trì bản sắc văn hóa cũng như sử dụng được nguồn lực lao động tại chỗ, nguyên vật liệu tại địa phương giúp tạo ra các sản phẩm giá trị. Một số làng nghề nằm trong chương trình bảo tồn, phát triển là: trồng trúc nguyên liệu, nuôi cá lóc bóng, xây dựng nguồn nguyên liệu mật ong kết hợp du lịch sinh thái. Trong đó, huyện đang xây dựng mô hình nuôi cá lóc và hướng đến sản xuất khô cá lóc bóng và phát triển sản phẩm OCOP. Với nghề đan lát, việc bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn hơn so việc sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa đang trở nên phổ biến. Còn với nguồn nguyên liệu mật ong cũng giảm dần do các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ăn quả sang nuôi tôm, cá...

Ông Nguyễn Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm cho biết: “Sau khi nhận được sự quan tâm của chính quyền, nhiều gia đình khó khăn đã được hỗ trợ đất ở, đất canh tác từ đó an cư, tập trung làm ăn vươn lên thoát nghèo”. Song song với việc hỗ trợ đất cho người dân, chính quyền huyện U Minh tổ chức thêm các lớp dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho gần 300 người lao động dân tộc Khmer. Cùng với đó chính quyền cũng lồng ghép các nguồn vốn, dự án nhằm đa dạng hóa sinh kế giúp những hộ gia đình khó khăn có thêm thu nhập.

Đời sống tinh thần cải thiện rõ rệt

Cho đến nay, 100% các xã đã có đường ô tô về đến trung tâm xã, hơn một nửa đường giao thông liên ấp, liên xã đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Bên cạnh đó, các xã trong vùng đều có trường mầm non, trường THPTDT nội trú, THCSDT nội trú, trạm y tế xã và tỷ lệ các hộ dùng điện trong vùng đạt tới 99,97%. Hệ thống giao thông, cầu đường ngày càng thuận tiện không chỉ giúp bà con đi lại dễ dàng hơn mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa cũng như việc đến trường của học sinh đỡ vất vả hơn. Vấn đề điện, đường, trường, trạm được chú trọng đầu tư khiến diện mạo các phum sóc (tương đương với làng của người Việt) dần khởi sắc, đời sống của đồng bào Khmer cũng được cải thiện hơn nhiều.

Lực lượng dân quân huyện U Minh phát hoang bụi rậm, thu gom rác thải, vá lộ giao thông nông thôn bị xuống cấp. (Ảnh UBND huyện U Minh).
Lực lượng dân quân huyện U Minh phát hoang bụi rậm, thu gom rác thải, vá lộ giao thông nông thôn bị xuống cấp. (Ảnh UBND huyện U Minh).

Diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc khi đến phum sóc Khmer vào những ngày diễn ra Lễ hội Sen Đôn-ta. Tại các chùa của người Khmer sẽ có các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cùng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán của người Khmer. Đây là một trong những nghi lễ lớn và nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân. Vừa là một nét đẹp truyền thống văn hóa tinh thần tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, vừa là hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của các ngôi chùa Khmer.

Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, diện mạo vùng đồng bào Khmer đã có những đổi mới, cải thiện tốt hơn, trình độ dân trí được nâng cao nhưng vẫn giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và nguồn lực đầu tư từ ngân sách trong những năm đầu triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các địa phương vẫn duy trì, tăng cường đầu tư các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, thôn, các trung tâm văn hóa - thể thao huyện; tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nông thôn. Đến cuối năm 2022, có 6.712 xã (81,7%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (tăng 0,8 điểm phần trăm so với cuối năm 2021). Trong quá trình thực hiện các tiêu chí của lĩnh vực văn hóa, một số địa phương đã vận dụng linh hoạt, hướng dẫn theo hướng mở để quá trình tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với từng địa bàn, đảm bảo tính lâu dài.


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.