Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sóc Trăng: Tưng bừng Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm 2023

Như Tâm - Lê Vũ - 04:21, 26/11/2023

Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc “Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023” với chủ đề “Sóc Trăng – Khát vọng vươn xa”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023
Chương trình biểu diễn nghệ thuật Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023

Từ nhiều năm nay, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng hàng năm dù được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh hay cấp khu vực, vẫn luôn là hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm và chờ đón. Có thể xem, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm và cũng là hoạt động thường niên, từ lâu đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang bản sắc đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Phát biểu tại lễ Khai mạc
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Lễ Khai mạc

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc cho chặng đường phát triển của tỉnh Sóc Trăng sau 30 năm tái lập (tháng 4 năm 1992). Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Sóc Trăng đã và đang huy động các nguồn lực, phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu đep.

Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó bí thư thường trực tỉnh Ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Văn Lâu, Phó bí thư tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Lễ hội
Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Lễ hội

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, ngoài yêu cầu tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc khmer, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc để cùng phát triển, tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội lần này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu và du khách gần xa; thông qua giao lưu văn hóa, kết nối giao thương, kích cầu du lịch, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu vùng đất, con người Sóc Trăng. Đồng thời cũng mong đợi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ về với Sóc Trăng tìm kiếm cơ hội đầu tư, để cùng hợp tác và phát triển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.

Thả Đèn nước và ghe Cà Hâu trên dòng sông Maspero trong Lễ hội
Thả Đèn nước và ghe Cà Hâu trên dòng sông Maspero trong Lễ hội

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 25 đến 27-11). Đến với Lễ hội, nhân dân và du khách sẽ được xem Lễ Cúng Trăng của đồng bào Khmer; ngắm nhìn những chiếc Đèn nước và ghe Cà Hâu lung linh, rực rỡ sắc màu trên dòng sông Maspero; hòa mình trong không khí sôi nổi, hào hứng của Giải Đua ghe Ngo - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã được Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận Kỷ lục là môn thể thao “có số lượng ghe ngo và vận động viên đông nhất Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

Xác lập kỷ lục Bứcc tranh ghép chủ đề
Xác lập kỷ lục Bức tranh ghép chủ đề "Cây lúa Sóc Trăng xưa và nay làm từ gạo ST25 lớn nhất Việt Nam"

Bên cạnh đó, Tại Lễ hội năm nay quan khách cũng sẽ được trải nghiệm mua sắm hàng hóa, sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố trong cả nước tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền; thưởng thức các món ăn trong Liên hoan Ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng”. Đặc biệt là tham quan, thưởng lãm bức tranh được làm từ gạo ST25, niềm tự hào của nông nghiệp Sóc Trăng, bức tranh được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Bức tranh lớn nhất Việt Nam được làm từ gạo ST 25.

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.