Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Không gian vùng cao trong triển lãm "Sắc chàm"

Thanh Thuận - 18:32, 05/08/2024

Từ năm 2022 đến nay, hằng năm, Nhóm họa sĩ tỉnh Bắc Kạn - những người có chung niềm đam mê và yêu mến với văn hóa vùng cao, đều tổ chức triển lãm "Sắc chàm" tại TP. Hà Nội. Thông qua ngôn ngữ của đường nét, màu sắc, các tác phẩm cũng đã thể hiện những góc nhìn đặc trưng về thói quen sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng... trong đời sống đồng bào các tỉnh vùng cao phía Bắc, đã thu hút nhiều người đến thưởng lãm.

Đến với triển lãm “Sắc chàm” lần III, khán giả có cơ hội được thưởng lãm những tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc, qua lăng kính hoàn toàn mới lạ và đầy cảm xúc…
Đến với triển lãm “Sắc chàm” lần III, khán giả có cơ hội được thưởng lãm những tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc, qua lăng kính hoàn toàn mới lạ và đầy cảm xúc…

Tiếp nối hành công của triển lãm "Sắc chàm" lần I, II, triển lãm "Sắc chàm" lần thứ III vừa được tổ chức tại  tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Tràng Tiền, TP. Hà Nội đã giới thiệu đến công chúng thủ đô 47 tác phẩm hội họa, với các chất liệu đa dạng như: Sơn dầu, sơn khắc, acrylic, lụa... Triển lãm có sự tham gia của 7 họa sĩ gồm: Giang Nam, Ngọc Kiên, Mạnh Sáng, Lý Dược, Lường Học, Nguyên Tố và Trần Hằng. 

Các tác phẩm trong triển lãm "Sắc Chàm" lần III này, được các họa sĩ vẽ trong thời gian 1 năm, ngay sau triển lãm Sắc Chàm lần thứ II. Mỗi tác phẩm là một góc nhìn nghệ thuật với thủ pháp, cách sử dụng màu sắc, tạo hình riêng, nhưng đều hướng về cảnh sắc và người vùng cao, đặc trưng đời sống sinh hoạt của đồng bào, cũng như các tập tục, thói quen sinh hoạt và văn hóa, tín ngưỡng của người dân miền núi. Đồng thời, mỗi tác phẩm là một thông điệp cuộc sống từ chính tâm hồn, tình cảm và trách nhiệm người nghệ sĩ đối với việc quảng bá nét đẹp văn hoá của quê hương. 

Mặc dù mỗi họa sĩ mang trong mình một phong cách thể hiện khác nhau về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân miền núi, như: Phong tục tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống, phong cảnh hữu tình nơi vùng cao, trang phục truyền thống… nhưng điểm chung của các họa sĩ, là họ đều sinh ra và trưởng thành ở miền núi, thấm nhuần bản sắc dân tộc vùng cao, chính bởi vậy những khắc họa về đời sống trong tranh hiện lên vô cùng sinh động và gần gũi.

Người xem có thể cảm nhận và ấn tượng với những hình ảnh quen thuộc và gần gũi nơi vùng cao được các họa sĩ đưa vào tranh một cách tự nhiên.
Người xem có thể cảm nhận và ấn tượng với những hình ảnh quen thuộc và gần gũi nơi vùng cao được các họa sĩ đưa vào tranh một cách tự nhiên.

Họa sĩ Giang Nam, đại diện nhóm họa sĩ Bắc Kạn, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Kạn cho biết, những bức tranh trưng bày tại triển lãm đều được nhóm lựa chọn cẩn thận, đề tài được nâng cấp, chắt chiu, hoàn thiện ở cấp độ mới. Mỗi tác phẩm đều là sự trau chuốt, cô đọng và hết sức tâm huyết. 

Có thể nói, đây sẽ là triển lãm đánh dấu cho sự trưởng thành và những bước tiến mới của các họa sĩ trong thời gian tới. “Màu chàm là màu của trang phục, của núi rừng, màu của bản sắc văn hóa vùng cao. Thông qua triển lãm, nhóm chúng tôi mong muốn truyền tải hơi thở, nhịp sống, màu sắc… của nơi mình sinh ra và lớn lên tới công chúng”, họa sĩ Giang Nam nói.

Theo ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, mỗi tác phẩm trong triển lãm mỹ thuật Sắc Chàm lần thứ III, là một thông điệp cuộc sống từ chính tâm hồn, tình cảm và trách nhiệm của người nghệ sĩ. Các tác phẩm đều có chất lượng cao về nội dung lẫn hình thức, phong phú về đề tài, đa dạng về chất lượng. Triển lãm đã quy tụ được sự tham gia của nhiều họa sĩ ở các chuyên ngành: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng. Có nhiều tác giả trẻ tham gia với những tác phẩm giàu sức sáng tạo.

Tại triển lãm, họa sĩ Trần Hằng mang đến 8 tác phẩm. Trong đó, có 3 tranh đơn vẽ về những cô gái duyên dáng trong trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Dao. Cùng với đó, là 2 bộ tranh bán trừu tượng thể hiện sự khái quát và lược bỏ những thứ đơn giản thông qua màu sắc, diễn tả sự gắn kết của con người với thiên nhiên tươi đẹp đầy năng lượng.

Với họa sĩ Mạnh Sáng, tranh của anh chủ yếu vẽ về những bản sắc văn hóa truyền thống vùng cao, từ trang phục, các họa tiết hoa văn màu sắc trên trang phục của người dân nơi đây, cũng như các lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và đồng bào vùng cao. Ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, anh mong muốn những sáng tác của mình là một cách để quảng bá sâu rộng hơn về giá trị văn hóa của các dân tộc nơi vùng cao Việt Bắc.

Triển lãm "Sắc chàm" lần I được tổ chức vào 10/2022; triển lãm "Sắc chàm" lần II được tổ chức vào 11/2023; và mới đây từ ngày 28/7-3/8/2024 triển lãm "Sắc chàm" lần III tiếp tục được tổ chức với mục đích giới thiệu các sáng tác mới trong 1 năm của nhóm họa sĩ Bắc Kạn. Các triển lãm đã chắt lọc những tác phẩm tốt nhất của các họa sĩ Bắc Kạn vẽ về vùng cao đem đến cho người xem những trải nghiệm thị giác ấn tượng.

Một số hình ảnh trong triển lãm

Bộ tranh của họa sĩ Giang Nam.
Bộ tranh của họa sĩ Giang Nam.
Tác phẩm của họa sĩ Hà Nguyên Tố.
Tác phẩm của họa sĩ Hà Nguyên Tố.
Tác phẩm của họa sĩ Mạnh Sáng.
Tác phẩm của họa sĩ Mạnh Sáng.
Tác phẩm của họa sĩ Trần Hằng.
Tác phẩm của họa sĩ Trần Hằng.
Tác phẩm của họa sĩ Lý Văn Dược.
Tác phẩm của họa sĩ Lý Văn Dược.
Tác phẩm của họa sĩ Ngọc Kiên.
Tác phẩm của họa sĩ Ngọc Kiên.
Tác phẩm của họa sĩ Ngọc Kiên.
Tác phẩm của họa sĩ Ngọc Kiên.
Tác phẩm của họa sĩ Lường Văn Học.
Tác phẩm của họa sĩ Lường Văn Học.
Tin cùng chuyên mục
Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.