Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Kiên Giang: Gần 200 chư tăng, giáo viên tham gia Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ

Tào Đạt - 16:45, 25/06/2024

Trong hai ngày 24 - 25/6, gần 200 chư tăng, giáo viên dạy chữ Khmer, giáo viên về hưu trên địa bàn các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, An Biên, Kiên Lương, Giang Thành, Tân Hiệp, Tp. Hà Tiên và Tp. Rạch Giá (Kiên Giang) đã tham gia Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ.

Chư tăng, giáo viên tham gia hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ
Chư tăng, giáo viên tham gia Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ

Đây là năm đầu tiên Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ cho chư tăng và giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị này nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh Kiên Giang về hỗ trợ việc dạy và học chữ Khmer, góp phần bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer. Đồng thời, tổ chức nghiêm túc, kịp thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả việc dạy và học đối với các lớp dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh trong dịp Hè.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang Danh Tha cho biết: Qua Hội nghị sẽ giúp chư tăng, giáo viên nắm được những chính sách trong công tác dạy chữ Khmer; những nội dung mới trong chương trình sách giáo khoa Khmer ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó góp phần cho việc dạy và học chữ Khmer trên địa bàn tỉnh đạt được hiệu quả tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.