Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kiên Giang: Phấn đấu đến năm 2025 giảm nghèo hàng năm từ 1 - 1,5%

Minh Phương - 08:30, 01/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đời sống của người dân tỉnh Kiên Giang đang từng bước được thay đổi. Trong thời gian tới, Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 giảm nghèo hàng năm từ 1 - 1,5% và giảm 60% số xã không còn đặc biệt khó khăn.

Diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) ngày càng khởi sắc.
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) ngày càng khởi sắc.

Chương trình MTQG 1719 triển khai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được thực hiện với 9 dự án và 11 tiểu dự án, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 446.627,8 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 388.372 triệu đồng. Ngân sách địa phương: 58.255,8 triệu đồng.

Thời gian qua, Kiên Giang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Đến đầu năm 2023, hộ nghèo trong đồng bào DTTS của Kiên Giang theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm còn 2.552 hộ (chiếm 3,68%), hộ cận nghèo DTTS còn 3.871 hộ (chiếm 5,59%). 

Trong giai đoạn 2021-2023, có 12/21 chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 0,4%/năm, 100% xã vùng DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% ấp, khu phố có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa, 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố, 88% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 95%, học trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt 90%; người từ 15-60 tuổi đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 88%...

Đường giao thông và nhà dân xây dựng khang trang ở xã nông thôn mới.
Đường giao thông và nhà dân xây dựng khang trang ở xã nông thôn mới.

Nhờ đó, diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đổi thay, nhất là sự chuyển biến trong ý thức và ý chí tự lực vươn lên, xứng đáng với niềm tin của người dân. Đặc biệt, những đóng góp của họ đã góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020, giảm nghèo hàng năm từ 1 - 1,5% và giảm 60% số xã không còn đặc biệt khó khăn... Để đạt mục tiêu, tỉnh Kiên Giang sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, các chính sách trong vùng DTTS như: Dự án hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm, đào tạo nghề; chính sách đối với người uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS nghèo, đặc biệt khó khăn và các chính sách an sinh xã hội khác… theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao đời sống, giảm nghèo trong đồng bào.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.