Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Kinh tế tập thể, Hợp tác xã 9 tháng đầu năm: Đảm bảo cung ứng và tiếp tục phát triển

Hồng Phúc - 18:11, 17/11/2021

Đứng trước thách thức của dịch bệnh, đặc biệt trong quý III năm 2021, nhiều HTX mới vẫn được thành lập, đảm bảo cung ứng đủ lương thực, hàng hóa cho Nhân dân tại địa phương và hỗ trợ chi viện cho các tỉnh, địa phương khác.

HTX Dương Quang, thành phố Bắc Kạn với sản phẩm dưa lưới cho thu nhập cao
HTX Dương Quang, thành phố Bắc Kạn với sản phẩm dưa lưới cho thu nhập cao

Ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất tại các Tổ hợp tác (THT), các Hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX (LHHTX), khiến đời sống của các thành viên gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các tỉnh, địa phương có thời gian giãn cách kéo dài.

Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 1.42% trong 9 tháng đầu năm (so với năm trước). Đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sụt giảm nghiêm trọng thương mại toàn cầu, tại nước ta, hầu hết các tỉnh thành đều xuất hiện các ca bệnh, vậy nên nhiều địa phương có thời gian giãn cách dài hơn, càng làm tình hình sản xuất thêm khó khăn.

Trong đó, số lượng HTX bị giảm doanh thu lẫn lợi nhuận lên tới 90%, lao động bị cắt giảm hoặc nghỉ không lương lên đến 50%. Bên cạnh đó, các HTX vận tải, du lịch cũng bị “treo” xe hợp đồng, khiến hàng hóa một phần còn khó được lưu thông, dẫn đến tồn kho nhiều, tồn kho kéo dài. Tính đến tháng 9, cả nước đang tồn đọng 5 triệu tấn lúa, 3,7 triệu tấn rau, 4 triệu tấn trái cây, 120.000 tấn lợn, 600.000 gia cầm, 80.000 tấn gia cầm…Nhiều tin đồn thất thiệt về hàng hóa cũng làm giao thương nông sản giữa nước ta với Trung Quốc gặp khó khăn hơn.

Thành viên HTX trong thời gian dịch bệnh cũng ít tham gia vay vốn làm ăn, quỹ tín dụng Nhân dân từ đó không thể phát triển thêm về số lượng thành viên, doanh số cho vay giảm, nợ xấu có thể tăng. Mặc dù theo báo cáo của Liên minh HTX, tỉ lệ thành viên và lao động trong khu vực KTTT, HTX được tiêm mũi 1 chiếm 59,72% và mũi 2 đạt 38,2%.

Các HTX đa phần đều có quy mô nhỏ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thông tin về dịch bệnh chậm trễ nên khó phản ứng nhanh. Năng lực quản trị, tiếp thị và tổ chức sản xuất theo chuỗi cung ứng còn nhiều hạn chế

Nỗ lực dảm bảo cung ứng và phát triển

Đứng trước những thách thức đó, các THT, HTX và LMHTX ở Trung ương đều nhận được sự quan tâm, trợ giúp kịp thời của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, Bộ, ngành để tiếp tục sản xuất. Như Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 21/09/2021, Quyết định 1318/QD-TTg ngày 22/07/2021…

Với các địa phương, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành trên 200 văn bản chỉ đạo phát triển KTTT, HTX, tập trung triển khai nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế HTX, KTTT.

Kết quả đạt được, trong 9 tháng đầu năm số lượng HTX mới vẫn được tăng thêm (dù ít nhiều bị ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến con số có giảm so với năm ngoái) đạt 87% chỉ tiêu đề ra năm 2021. Các HTX mới được thành lập 62/63 tỉnh thành, tiêu biểu về số lượng HTX mới kể đến vùng Đông Bắc với 348 HTX, Tây Bắc 250 HTX, Đồng bằng sông Hồng 160 HTX…

Thành tựu trên, góp phần làm sản lượng nông sản tại các vùng kinh tế vẫn được đảm bảo sản xuất ổn định. Duy trì tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm, một số nơi vẫn đạt hoặc vượt chỉ tiêu, kế hoạch sản lượng nông sản đề ra. 

Qua đó, các HTX, LHHTX vừa là lực lượng chủ lực để sản xuất, đồng thời góp phần tham gia bình ổn giá, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, hỗ trợ, cứu trợ, trung chuyển, phục vụ không chỉ cho nhu cầu lương thực, thực phâm tại địa bàn mà còn góp phần tham gia cứu trợ, chi viện cho các địa phương khác phải giãn cách kéo dài.

Bên cạnh đó, các HTX đều đẩy mạnh chuyển đổi phương thức, hình thức vận chuyển, nâng cao chất lượng lẫn sản lượng, đạt chất lượng VietGap, Global Gap, sạch, hữu cơ, thích ứng với mọi điều kiện mà khó khăn do dịch Covid-19 đề ra. Một số HTX nhanh nhẹn đã kịp thời chuyển đổi các đối tượng canh tác, từ cây rau dài ngày sang rau ngắn ngày đều phù hợp với nhu cầu cung ứng tại chính địa bàn (Hà Nội bỏ trồng củ cải toàn diện sang rau ăn lá ngắn ngày, cải ngọt, cái muối dưa, Hòa Bình chuyển từ cà gai leo sang trồng mía…)

Tại các địa phương nhận chi viện, cứu trợ, như HTX Giọt phù sa tỉnh Cần Thơ chuyển hướng sang bán hàng online trên các kênh TMĐT Sendo, Shopee, hoặc qua Facebook, Zalo. Vừa tiêu thụ được nông sản, lại tăng tính kết nối mà vẫn đảm bảo an toàn trong thời điểm giãn cách.

Sau cùng, toàn bộ các HTX đều nghiêm túc chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh Covid-19, làm tốt công tác hỗ trợ, ủng hộ vùng chịu tác động của đại dịch.

Bằng tất cả những nỗ lực đó, quá trình chuyển đổi từ hình thức canh tác, đối tượng canh tác lẫn phương thức buôn bán, vận chuyển đã giúp các HTX không chỉ đảm bảo tạo ra nguồn thu nhập trong thời kỳ dịch bệnh, mà còn có thể chi viên cho các địa phương gặp nhiều khó khăn hơn.

Tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ quan trọng

Trong giai đoạn quý IV, 3 tháng cuối năm 2021, vẫn còn một số nhiệm vụ, thách thức đặt ra với các HTX, KTTT cần giải quyết. Đó là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ phát triển KTTT, HTX đã nêu tại Nghị quyết số 88 NQ/LMHTXVN ngày 22/03/2021 của Ban chấp hành Liên minh HTXVN. Mở rộng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu của HTX, LHHTX, THT về vốn tín dụng để tập trung tối đa cho việc phục hồi sản xuất kinh doanh.

Công tác vận tải hàng hóa, ứng dụng kịp thời công nghệ thông tin hiện đại cũng cần được chú trọng, xem xét. Thông tin phải nhanh và kịp thời, tránh việc hàng hóa vận chuyển bị trì trệ hoặc không thể thông qua. Các kênh mua bán đạt hiệu quả cao trong thời điểm dịch vẫn cần tập trung phát triển (Sendo, Zalo…).

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm Quốc gia, vùng địa phương. Thống kê, đánh giá các thông tin sản xuất kịp thời về sản lượng sản xuất, đã tiêu thụ và tồn kho. Tránh tình trạng lương thực thực phẩm một số nơi còn chênh lệch.

Sau cùng, cần tiếp tục thu hút các HTX, LHHTX là thành viên của Liên minh HTX cấp tỉnh để có điều kiệnthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.