Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kon Tum: Phát huy vai trò của các câu lạc bộ Văn hóa Dân gian

Ngọc Chí - 21:00, 25/10/2023

Đến nay, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thành lập 2 Câu lạc bộ Văn hóa Dân gian. Các câu lạc bộ duy trì hoạt động hiệu quả và đóng góp quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện.

Các thành viên Câu lạc bộ Văn hóa - Dân gian thôn Kon Trang Long Loi tham gia tập luyện cồng chiêng
Các thành viên Câu lạc bộ Văn hóa - Dân gian thôn Kon Trang Long Loi tham gia tập luyện cồng chiêng

Huyện Đăk Hà có gần 54% dân số là người DTTS, chủ yếu là dân tộc Ba Na và Xơ Đăng. Thời gian qua, UBND huyện Đăk Hà đã bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa để tạo môi trường giúp các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ, văn hóa dân gian hoạt động hiệu quả. 

Ngoài ra, huyện chú trọng biểu dương, tôn vinh các nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp cho sự phát triển của các loại hình nghệ thuật truyền thống trên địa bàn; phát huy vai trò của các nghệ nhân ưu tú trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ truyền thống, văn hóa dân gian.

Các nghệ nhân thôn Đăk Mút, xã Đăk Mar tích cực tập luyện cồng chiêng, múa xoang
Các nghệ nhân thôn Đăk Mút, xã Đăk Mar tích cực tập luyện cồng chiêng, múa xoang

Đến nay, huyện Đăk Hà đã thành lập 2 Câu lạc bộ Văn hóa  Dân gian tại thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà và thôn Kon Klốk, xã Đăk Mar; trong đó, Câu lạc bộ Văn hóa - Dân gian thôn Kon Trang Long Loi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn làm điểm của Trung ương. Bên cạnh đó, UBND huyện Đăk Hà đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thành lập và hỗ trợ hoạt động 4 đội văn nghệ truyền thống tại các xã; duy trì hoạt động hiệu quả 92 đội cồng chiêng, xoang.

Từ việc thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ, văn hóa dân gian đã thu hút nhiều em nhỏ đam mê, tham gia tập luyện cồng chiêng, múa xoang, hát dân ca và trở thành thế hệ giữ lửa cho phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương. Đồng thời, nâng cao ý thức của đồng bào DTTS trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện toàn huyện Đăk Hà có 58 nhà rông truyền thống; duy trì hoạt động và bảo tồn 100 bộ cồng chiêng; các thôn, làng người DTTS đều có đội cồng chiêng, múa xoang.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.