Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kon Tum: Tổ chức Giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla

L.Phương - P.Nguyên - 16:24, 07/02/2023

Sáng 7/2, trên sông Đăk Bla đoạn qua Tp. Kon Tum, UBND Tp. Kon Tum tổ chức Giải đua thuyền độc mộc truyền thống mở rộng năm 2023.

Các đội đua chuẩn bị xuất phát ở cự ly 200 m nam
Các đội đua chuẩn bị xuất phát ở cự ly 200 m nam

Giải đấu là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023) và xúc tiến du lịch trên địa bàn, do UBND Tp. Kon Tum tổ chức. Đây là dịp để các vận động viên gặp gỡ, giao lưu, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, tạo khí thế thi đua sôi nổi đầu năm mới.

Giải đấu năm nay có 11 đội đua, với 60 vận động viên, đến từ 9 xã, phường của Tp. Kon Tum, xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) và huyện Ia H’Drai. Theo thể thức của giải đấu, các đội đua thi đấu 2 cự ly, 200 m và 1.500 m.

Các đại biểu về dự giải đua thuyền độc mộc truyền thống năm 2023
Các đại biểu về dự giải đua thuyền độc mộc truyền thống năm 2023

Đua thuyền độc mộc là môn thể thao độc đáo được tổ chức đầu Xuân hằng năm trên dòng Đăk Bla. Thuyền độc mộc do người DTTS (chủ yếu là người Ba Na, Gia Rai) sinh sống dọc bờ sông Đăk Bla làm từ thân các cây cổ thụ. Mỗi thuyền thường có chiều dài 5 - 7 m, chiều rộng 50 - 80 cm. Cùng với quyết tâm thi đấu đạt thành tích cao, thì việc tham gia giải còn là dịp để các chàng trai dân tộc Ba Na, Gia Rai sinh sống trong lưu vực sông Đăk Bla giao lưu mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Vận động viên A Krái (dân tộc Gia Rai) đội xã Sa Bình, huyện Sa Thầy chia sẻ: Năm nay nước đầy, sông rộng, thuận lợi cho việc đua thuyền. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của hàng nghìn khán giả, du khách gần xa đứng dọc hai bên sông, anh em chúng tôi rất phấn khởi. Để chèo lái con thuyền về đích với thời gian ngắn nhất, thì vận động viên cần có sự khéo léo, sức dẻo dai và quyết tâm cao trong việc chế ngự dòng nước. Đồng thời, qua giải đua thuyền độc mộc này cũng góp phần giúp cho đồng bào các dân tộc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo riêng.

Trao giải toàn đoàn cho các đội tham gia giải
Trao giải toàn đoàn cho các đội tham gia giải

Sau các màn tranh tài sôi nổi và kịch tính, cặp vận động viên A Kchol - A Khánh, đội xã Kroong, Tp. Kon Tum giành giải Nhất cự ly 200 m. Cặp vận động viên A Blửu - A Krái, đội xã Sa Bình, huyện Sa Thầy giành giải Nhất cự ly 1.500 m. Đội xã Sa Bình giành giải Đội có nhiều thuyền đua nhất và đội xã Kroong giành giải Nhất toàn đoàn.

Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, tạo không khí vui tươi lành mạnh trong những ngày đầu Xuân năm mới đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn, Giải đua thuyền độc mộc của tỉnh Kon Tum còn góp phần vào việc phát triển du lịch - văn hóa của địa phương; quảng bá rộng rãi môn thể thao độc đáo này tới du khách trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh tại Giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla

Đông đảo người dân đứng hai bờ sông Đăk Bla xem các vận động viên đua thuyền
Đông đảo người dân đứng hai bờ sông Đăk Bla xem các vận động viên đua thuyền
Các vận động viên tranh tài cự ly 200 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 200 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 200 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 200 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 1.500 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 1.500 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 1.500 m
Các vận động viên tranh tài cự ly 1.500 m
Trao giải cho các vận động viên tham gia cự ly 200 m
Trao giải cho các vận động viên tham gia cự ly 200 m
Trao giải cho các vận động viên tham gia cự ly 1.500 m
Trao giải cho các vận động viên tham gia cự ly 1.500 m
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.