Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gia Lai: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III

Ngọc Thu - 20:51, 05/11/2022

Ngày 5/11, tại bãi bồi làng Dăng, xã Ia O, UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) tổ chức Lễ Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2022. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo tỉnh Gia Lai cùng đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai phát biểu khai mạc Lễ hội
Ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai phát biểu khai mạc Lễ hội

Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô được tổ chức nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân sống lâu đời trên địa bàn huyện. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, những chiếc thuyền độc mộc đã trở thành phương tiện vận chuyển lương thực, đưa hàng ngàn bộ đội ta cùng vũ khí đạn dược qua sông đánh giặc, góp phần làm lên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, những chiếc thuyền độc mộc vẫn được người dân dùng làm phương tiện đi lại và đánh bắt thủy sản trên sông. Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan Văn hóa công chiêng là dịp để huyện Ia Grai quảng bá hình ảnh, giới thiệu đến du khách gần xa những điểm du lịch đẹp như: Làng chài, thác Mơ, Bến đò A Sanh, Khu di tích chiến thắng Chư Nghé, Thác 9 tầng, Thác 3 tầng…

Ban tổ chức trao cờ cho các đoàn tham gia Lễ hội
Ban tổ chức trao cờ cho các đoàn tham gia Lễ hội

Ngay sau tiếng trống khai hội, 30 đội đăng ký đua thuyền đã tham gia phần thi được mong đợi nhất. Mỗi lượt thi gồm 6 đội, mỗi đội 2 vận động viên nam phải vượt qua chặng đua với cự ly 1.400 m. Đông đảo khán giả đã tập trung cổ vũ nhiệt tình cho các đội thi.

Điểm đặc biệt của Hội đua thuyền độc mộc năm nay là số lượng thuyền tăng gấp 2 lần so với các năm trước. Đồng thời, đã thu hút đội đua thuyền trong và ngoài huyện cùng huyện lân cận Ia Hdrai của tỉnh Kon Tum cùng tham gia.

Diễn ra đồng thời với nội dung đua thuyền là Liên hoan Văn hóa cồng chiêng và thi tạc tượng gỗ dân gian với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân đến từ 13/13 xã của huyện.

Các đội so tài gay cấn trong phần thi đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô
Các đội so tài gay cấn trong phần thi đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn khai trương 28 gian hàng Hội chợ nông sản địa phương với đa dạng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP cùng nhiều gian hàng ẩm thực để phục vụ du khách.

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày (ngày 5 - 6/11). Theo Ban tổ chức dự kiến, huyện Ia Grai sẽ đón khoảng 13.000 lượt khách du lịch tham gia Lễ hội, tăng 3.000 lượt so với năm đầu tiên tổ chức.

Một số ảnh diễn ra tại Lễ hội

Đội cồng chiêng chào đón du khách đến với Lễ hội
Đội cồng chiêng chào đón du khách đến với Lễ hội
Ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai trao cờ cho các đoàn tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III
Ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai trao cờ cho các đoàn tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III
Đại biểu, người dân, du khách trong và ngoài tỉnh hân hoan đến dự Lễ hội
Đại biểu, người dân, du khách trong và ngoài tỉnh hân hoan đến dự Lễ hội
Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng rộn ràng tại Lễ hội
Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng rộn ràng tại Lễ hội
Các đội so tài gay cấn trong phần thi đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô
Các đội so tài gay cấn trong phần thi đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô
Các nghệ nhân thể hiện tài khéo léo trong phần thi tạc tượng
Các nghệ nhân thể hiện tài khéo léo trong phần thi tạc tượng
Gian hàng thổ cẩm mang đạm nét văn hóa của DTTS Gia Rai tại địa phương
Gian hàng thổ cẩm mang đạm nét văn hóa của DTTS Gia Rai tại địa phương
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.