Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phong Thổ lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền đuôi én

Thùy Anh - 17:32, 29/01/2023

Ngày 29/1/2023, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu khai mạc Lễ hội đua thuyền truyền thống năm 2023 trong không khí vui tươi, phấn khởi chào Xuân Quý Mão 2023.

Lễ cúng thần đất, thần nước trên bến sông Nậm Na
Lễ cúng thần đất, thần nước trên bến sông Nậm Na

Lễ hội đua thuyền đuôi én là đặc trưng cho truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cầu mùa, cầu mưa của người Thái trong việc chinh phục, chế ngự những thác ghềnh, sóng dữ trên sông.

Nghi thức cúng thần nước trên sông
Nghi thức cúng thần nước trên sông

Theo đó, Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Phong Thổ, trên sông Nậm Na năm 2023 lần đầu tiên tổ chức trên quy mô cấp huyện, có 10 đội thi với 120 vận động viên từ các xã, thị trấn đã thu hút hàng vạn Nhân dân và du khách tham gia cổ vũ.

Nghi thức quăng chài, cầu mong cho Nhân dân thuyền đầy tôm cá
Nghi thức quăng chài, cầu mong cho Nhân dân thuyền đầy tôm cá

Trước giờ khai hội đua thuyền đuôi én trên sông Nậm Na, tại bến Pa So, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, đã diễn ra nghi Lễ cúng thần đất, thần nước, xin “ông xếp đất làm bản, bà xếp đá làm mường”, mong một năm mới mua thuận gió hòa, đất nước phát triển, toàn dân đời sống no đủ và hạnh phúc, tưởng nhớ công lao của các Anh hùng dân tộc đã có công trong sự nghiệp xây dựng bản mường giàu đẹp.

Các đội tham gia Lễ hội đua thuyền đuôi én trên sông Nậm Na, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Các đội tham gia Lễ hội đua thuyền đuôi én trên sông Nậm Na, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Người Thái ở Lai Châu cùng với lịch sử cư trú lâu đời có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, độc đáo, với truyền thống là cư dân nông nghiệp, sống chủ yếu ở ven sông, ven suối. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng, nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ bao đời nay, bà con gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể.

 Hàng vạn lượt du khách và Nhân dân đến cổ vũ cho các đội thi
Hàng vạn lượt du khách và Nhân dân đến cổ vũ cho các đội thi

Lễ hội đua thuyền của huyện Phong Thổ được phục dựng từ năm 2015 và tổ chức cho đồng bào dân tộc Thái tham gia, duy trì ở thị trấn Phong Thổ. Thực hiện Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc và phát triển gắn với du lịch, đến nay Nhân dân các dân tộc huyện Phong Thổ mới có điều kiện được giao lưu trong Lễ hội đua thuyền truyền thống.

Các cô gái Thái đánh chiêng đánh trống cổ vũ để tăng thêm phần hào hùng cho không khí ngày hội
Các cô gái Thái đánh chiêng đánh trống cổ vũ để tăng thêm phần hào hùng cho không khí ngày hội

Bà Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch huyện Phong Thổ (Lai Châu) chia sẻ: Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu Xuân bắt nguồn từ tập quán sinh sống của đồng bào các dân tộc sống ven sông, ven suối trên địa bàn huyện Phong Thổ nói riêng cũng như trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc huyện Phong Thổ có điệu kiện giao lưu gặp gỡ đầu Xuân, tạo nên khối Đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng quê hương Phong Thổ ngày càng giàu đẹp.

Đội về nhất đã thực hiện nghi thức chạm tay chèo vào vạch đích
Đội về nhất đã thực hiện nghi thức chạm tay chèo vào vạch đích

Đây cũng là dịp giới thiệu quảng bá tôn vinh quê hương Phong Thổ tươi đẹp, thu hút du khách gần xa, nhằm phát triển du lịch huyện Phong Thổ trong thời gian tới. Tạo sân chơi cho bà con, nhằm duy trì và bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Lễ hội này cũng là cơ hội để huyện lựa chọn đội chiến thắng sẽ thi đấu giải với quy mô lớn hơn; đồng thời đây cũng là sân chơi lý thú của đồng bào các dân tộc huyện Phong Thổ.

Ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu trao phần thưởng cho đội bản Nậm Pậy (thị trấn Phong Thổ) đã giành giải Nhất trong Lễ hội đua thuyền
Ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu trao phần thưởng cho đội bản Nậm Pậy (thị trấn Phong Thổ) đã giành giải Nhất trong Lễ hội đua thuyền

Trong không khí hân hoan chào đón xuân Quý Mão, đến với Lễ hội đua thuyền của huyện Phong Thổ, Nhân dân và du khách còn được tham gia hội thi các trò chơi dân gian cùng đồng bào các dân tộc Dao, Thái và Mông với các trò chơi như: Kéo co, ném còn, đẩy gậy, “tó má lẹ”, “én cáy”…

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.