Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Kon Tum: Triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ngọc Chí - 17:37, 06/09/2024

Nhằm tiếp tục giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Tỉnh Kon Tum tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS
Tỉnh Kon Tum tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố tính từ ngày 01/01/2024 đến 31/6/2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tổng số cặp kết hôn, kể cả sống chung với nhau như vợ chồng, là 1.872 cặp. Trong đó, đủ tuổi 1.825 cặp; có 28 trường hợp tảo hôn vợ hoặc chồng (chiếm 1,5%), giảm 54 trường hợp so với năm 2023; có 19 cặp tảo hôn cả vợ cả chồng (chiếm 1%), giảm 7 cặp so với năm 2023; có 119 trường hợp số phụ nữ DTTS sinh con dưới 18 tuổi, giảm 68 trường hợp so với năm 2023; không có trường hợp kết hôn cận huyết thống.

Để giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và phát huy vai trò trách nhiệm của già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng; lồng ghép các hoạt động can thiệp và ngăn chặn hết sức kịp thời các trường hợp có biểu hiện TH&HNCHT. Tích cực xây dựng các gương điển hình trong công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ tình trạng TH&HNCHT để tạo sức lan tỏa.

Cán bộ dân số xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông xuống thôn tuyên truyền, vận động người dân về những tác hại của việc TH&HNCHT
Cán bộ dân số xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông xuống thôn tuyên truyền, vận động người dân về những tác hại của việc TH&HNCHT

Phát huy vai trò của cán bộ, công chức trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, huyện, xã đến từng thôn, tổ dân phố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại, hệ lụy của nạn TH&HNCHT để nâng cao nhận thức của người dân, đưa nội dung TH&HNCHT vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông để nhằm nâng cao nhận thức của các học sinh.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, địa phương xử lý nghiêm các trường hợp TH&HNCHT và hộ gia đình cá nhân không chấp hành, cố tình vi phạm để cho con em TH&HNCHT trái quy định của pháp luật. Tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả các mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng TH&HNCHT tại địa phương. Nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng…

Tin cùng chuyên mục