Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Kon Tum: Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp

T.Hợp - 17:30, 02/07/2022

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, 06 hủ tục gồm: Kiêng cữ cái chết xấu; cúng ốm đau và khấn cầu thần linh; kiêng kỵ vật nuôi phóng uế, đẻ con ở dưới, bên trong kho thóc; thuốc thư; hôn nhân cận huyết; tảo hôn.

08 phong tục không còn phù hợp gồm: Nợ miệng; ăn uống kéo dài trong các dịp tang ma, cưới hỏi, lễ hội; thả rông gia súc, gia cầm; củi hứa hôn; tưởng nhớ và cho người chết ăn; để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma; sinh đẻ tại nhà; ngủ "đầm" (ngủ rẫy).

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 18 tháng 3 năm 2022 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 888/UBND-KGVX ngày 29 tháng 3 năm 2022.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện theo quy định. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp đánh giá, báo cáo việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục đảm bảo phù hợp theo quy định của Trung ương và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh (nếu có).

Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy; Thường trực các huyện ủy, thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh căn cứ nội dung Danh mục và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương chỉ đạo, phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Kon Tum có 4 huyện biên giới với 13 xã; có trên 52% đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện bà con sinh sống ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn duy trì một số hủ tục, phong tục không còn phù hợp, ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế, nhận thức và việc phát triển của địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.