Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Như Ý - 08:35, 04/05/2024

Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.

Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi.
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi.

Thời vụ trồng

Vụ xuân: Trồng từ 15/2 đến 30/3

Vụ thu: Trồng từ 15/9 đến 30/10

Chọn giống

Mỗi loài bạch đàn thích hợp với mỗi vùng nhất định nên cần phải chọn giống kỹ càng. Bà con có thể chọn trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

Tiêu chuẩn để chọn cây bạch đàn giống là tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 25 – 35cm, đường kính cổ rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn. Chống chịu với sâu bệnh tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào giống chúng ta chọn lựa.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn 1

Chuẩn bị đất trồng

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt.

Những nơi có độ dốc <20% làm đất bằng kỹ thuật cày ngầm với loại máy cầy một lưỡi, sâu 60-70 cm theo đường đồng mức. Sau khi cày xong cuốc hố 30 x 30 x 30 cm để trồng.

Những nơi độ dốc >20% làm đất thủ công, hố cuốc kích thước 40 x 40 x 40 cm. Khi cuốc hố phải để riêng lớp mặt sang một bên và lớp đất dưới sang một bên. Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng 30 ngày.

Phải lấp hố trước khi trồng 8-10 ngày, lấp đất mặt xuống trước, nhặt sạch cỏ, rễ cây, đập nhỏ, lấp thành hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự nhiên 5 cm.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn

Để gieo hạt cần chuẩn bị đất tốt, mới, nhuyễn, được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng, khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu (hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần. Sau khi đôi lá thứ hai xuất hiện, mang cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị, khi cấy cây chú ý không để rễ gãy, cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần.

Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm, không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng.

Để trồng bạch đàn, bà con cần rạch bỏ vỏ bầu, khơi một hố nhỏ giữa hố đã lấp, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố rồi lấp đất; lấp đất đến đâu nén chặt đất vừa phải xung quanh bầu đến đó. Lấp đất cao bằng cổ rễ cây, vun đất quanh gốc cây cao để tránh đọng nước vào gốc cây khi trời mưa.

Nên trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.

Trong thời gian sau khi trồng 1 – 3 tháng thường xuyên kiểm tra nếu có cây chết thì phải trồng dặm ngay.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn 3

Chăm sóc liên tục trong 3 – 4 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2-3 lần. Bạch đàn là cây ưa sáng hoàn toàn nên yêu cầu phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏ xới đất quanh cây trồng, đường kính xới từ 0,8 – 1m. Trong 3 năm đầu mỗi năm bón thúc 1 – 2 lần , lượng bón mỗi hố 0,1 – 0,2 kg NPK/ lần.

Tuỳ theo điều kiện sản xuất kinh doanh có thể kéo dài số năm chăm sóc theo chu kỳ kinh doanh và điều kiện phát triển của thực bì mà tăng số lần phát thực bì, cuốc xới vun gốc trong năm cho phù hợp.

Xây dựng đường băng cản lửa rộng 20 – 30 m, bằng đai cây xanh hoặc băng trắng. Hàng năm phải dọn sạch thảm mục cỏ khô trong băng cản lửa.

Lưu ý: Khi bà con thấy cây bạch đàn bị rụng lá thì chứng tỏ cây bị thiếu dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này, bà con cần diệt cỏ dại đang tranh dinh dưỡng của cây. Vào mùa đông, bà con có thể dùng xác cỏ để tù gốc, giữ nước cho cây, giảm độ khô của đất, giữ độ ẩm nhất định để cây bạch đàn sinh trưởng và phát triển.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn 4

Phòng trừ sâu bệnh hại

Một số dòng bạch đàn lai có ưa điểm là sinh trưởng nhanh chưa thấy có biểu hiện sâu bệnh ở rừng trồng. Nhược điểm là khả năng chống chịu mối kém, ở những vùng đất có mối trước khi trồng cần xử lý thuốc chống mối.

Có thể sử dụng thuốc trừ sâu Vi Bi Su, tên gọi khác : Ba Su Zin, Dia zi non, Kaya zi non hoặc thuốc trừ sâu Furadan 3h ( 3g), tên gọi khác là Carbofuran.

Thu hoạch

Cây bạch đàn được trồng theo đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho khai thách gỗ để làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giấy. Sau 15 năm có thể khai thác làm gỗ gia dụng, gỗ xây dựng có giá trị rất lớn trên thị trường.

Rừng trồng bạch đàn đến tuổi nên khai thác trắng, sau đó tiếp tục chăm sóc gốc chồi để tiếp tục chăm sóc và khai thác về sau.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.