Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Kỳ vọng từ giảm phí lĩnh vực giao thông vận tải

Tùng Nguyên - 17:02, 21/09/2022

Giá xăng dầu giảm liên tiếp từ tháng 7 đến nay, đã tiếp thêm niềm tin cho của người dân về sự phục hồi kinh tế. Áp lực về giá tiêu dùng cũng được giải tỏa phần nào trong những tháng cuối năm, khi Bộ Tài chính đề xuất giảm phí, lệ phí lĩnh vực giao thông vận tải đến hết ngày 31/12/2022.

Cùng với giá xăng dầu giảm, đề xuất giảm 20-50% một số mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT của Bộ Tài chính sẽ giúp doanh nghiệp, người dân bớt khó khăn
Cùng với giá xăng dầu giảm, đề xuất giảm 20-50% một số mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT của Bộ Tài chính sẽ giúp doanh nghiệp, người dân bớt khó khăn

Không lo giá tăng “phi mã”

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), sau khi trải qua 22 lần điều chỉnh giá, với 10 lần giảm, giá mặt hàng xăng, dầu đã ghi nhận mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Theo lần điều chỉnh mới nhất gần đây (ngày 12/9), giá xăng, dầu trong nước giảm 1.000 đồng/lít. Cụ thể, giá xăng A95 từ 24.230 đồng giảm còn 23.215 đồng/lít; xăng E5 từ 23.359 đồng giảm còn 22.231 đồng/lít.

Giá xăng dầu giảm đã kéo theo đà giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong hai tháng gần đây. Trong tháng 7, do đây là tháng đầu tiên bắt đầu chu kỳ giảm giá xăng dầu nên CPI vẫn tăng 0,4% so với tháng trước. Nhưng bước sang tháng 8, là tháng chuẩn bị cho năm học mới, nhưng CPI chỉ tăng rất nhẹ.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Tổng cục Thống kê)
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Tổng cục Thống kê)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI tháng 8 chỉ tăng 0,005% so với tháng 7. Trong khi đó, tháng 8/2021, dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến rất phức tạp, thì CPI cũng tăng 0,25% so với tháng trước.

Giá xăng dầu giảm đã mang những tác động tích cực đến đời sống của người dân. Người tiêu dùng phấn khởi, không còn lo giá thực phẩm tăng theo giá xăng khiến việc chi tiêu khó khăn.

Khảo sát thị trường tại Kon Tum cho thấy, trong tháng 8/2022, giá lương thực ổn định so với tháng 7 (thóc tẻ loại thường giá 8.000 đồng/kg, gạo tẻ loại thường giá 14.000 đồng/kg, gạo tẻ ngon 18.300 đồng/kg… ). Giá rau xanh ổn định, chỉ có một số loại củ quả tăng, giảm nhẹ. Trong đó, rau cải xanh 19.500 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg), cà chua 35.000 đồng/kg (tăng 12.000 đồng/kg)

Còn tại tỉnh Phú Thọ, giá hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản ổn định, kể từ thời điểm xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm giá gần đây nhất. Tại thời điểm tối ngày 12/9, giá thịt bò được Sở Công thương tỉnh này công bố, là 260 nghìn đồng/kg; rau ngót là 10 nghìn đồng/bó,… Đến ngày 16/9, hầu hết giá các mặt hàng giữ nguyên; thậm chí giá cá trắm giảm 5 nghìn đồng/kg (từ 70 nghìn xuống còn 65 nghìn đồng/kg)…

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhóm hàng lương thực, thực phẩm là nhóm hàng có tác động lớn tới CPI, chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 trong tổng chi tiêu dùng của dân cư. Do đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thường xuyên thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá, nhất là mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, giá thịt lợn đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 8/2022. Giá thịt lợn hơi cả nước trong tháng 8/2022 dao động ở mức 62 – 71 nghìn đồng/kg.

“Giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân, đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra. Đây là một trong những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023”, bà Hương nhận định.

Là tỉnh còn khó khăn nhưng năm học 2022 – 2023, tỉnh Bắc Kạn thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS. (Trong ảnh: Ký túc xá của Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Bể)
Là tỉnh còn khó khăn nhưng năm học 2022 – 2023, tỉnh Bắc Kạn thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS. (Trong ảnh: Ký túc xá của Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Bể)

Đồng bộ giải pháp để ổn định

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS toàn quốc từ năm học 2022 -2023. Đặc biệt, đối với hệ THCS, Bộ GD&ĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ (100%) học sinh THCS từ năm học 2022 - 2023 (ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học). Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách Nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 03 năm (2022 - 2024) sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của tháng 8, có 4 nhóm tăng giá so với tháng trước, 4 nhóm giảm giá, 3 nhóm giữ giá ổn định. Đáng chú ý là, có 4 nhóm giảm giá (gồm: Giao thông giảm 0,06%; Bưu chính viễn thông giảm 0,05%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,03%; và Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%) đã kéo đà tăng rất nhẹ cho CPI tháng 8.

Đặc biệt, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đề xuất chưa tăng học phí năm học 2022 - 2023 như lộ trình đề ra trước đó, là một trong những giải pháp quan trọng để không làm tăng CPI, giảm gánh nặng cho người dân. Trước thời điểm khai giảng năm học mới 2022 - 2023, đã có 7 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Kạn, Cà Mau, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu) quyết định miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập; trong đó Hải Phòng thực hiện trong cả giai đoạn 2022 - 2025.

Quan trọng nhất, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, việc giảm giá xăng dầu đã góp phần kềm chế lạm phát. Trong 8 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt, trong đó có 8 đợt giảm giá. Giá xăng dầu giảm là yếu tố chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng của CPI tháng 7 và tháng 8/2022.

Bà Hương dự báo, nếu CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước, thì trong 4 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 2% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%. Do vậy, có thể thấy việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2022 ở mức khoảng 4%, là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra.

Một tín hiệu tích cực cho mục tiêu kềm chế lạm phát, là Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức giảm 20-50% của một số mức thu phí, lệ phí so với quy định hiện hành. Việc miễn phí, lệ phí sẽ được thực hiện ngay khi Thông tư được ký đến hết ngày 31/12/2022.

Tại một cuộc họp về việc rà soát tiết giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp diễn ra tháng 6/2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc điều chỉnh giảm giá, phí, lệ phí như giảm phí bảo trì đường bộ, đăng kiểm, phí cất hạ cánh... đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn. 

Tuy nhiên, do tác động của giá xăng, dầu tăng rất cao, nên việc hỗ trợ giảm giá, phí, lệ phí cho các doanh nghiệp, người dân như thời gian vừa qua, là chưa đủ. Do đó, việc rà soát, xem xét kéo dài một số cơ chế, chính sách miễn, giảm hoặc nâng tỷ lệ miễn giảm phí và lệ phí là cần thiết.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.