Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Lai Châu: Đầu tư cho y tế cơ sở, giảm thiểu chuyển tuyến bệnh nhân

Trọng Bảo - 13:38, 12/03/2021

Nhờ tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y, bác sĩ nên vài năm trở lại đây, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân ở tỉnh Lai Châu ngày càng được nâng cao; tình trạng bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải đang dần được khắc phục.

Nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại được đầu tư phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế
Nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại được đầu tư phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế tỉnh Lai Châu

An tâm khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh

Trạm Y tế xã biên giới Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ với đầy đủ các phòng chức năng khang trang và sạch sẽ. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế , 5 cán bộ y tế xã cũng được đào tạo cơ bản, có trình độ từ trung cấp trở lên. Trong năm 2020, dù phải phối hợp với các lực lượng chuyên ngành, lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cửa khẩu, nhưng bình quân mỗi tháng, cán bộ của Trạm đã khám và điều trị cho trên 300 lượt bệnh nhân.

Chị Tẩn Sa Dấu, dân tộc Dao, ở bản Sơn Bình cho biết: Trước đây, người dân trong bản có thói quen, mỗi khi trong nhà có người đau ốm thường mời thầy cúng về "làm lý" theo phong tục hoặc lên rừng lấy lá cây về chữa bệnh. Đến khi không khỏi, bệnh trở nặng thì mới đến bệnh viện. Bây giờ được cán bộ y tế tuyên truyền, vận động, chị và bà con trong bản đã hiểu, khi có người đau ốm đều đã đưa đến trạm y tế để khám chữa bệnh.

"Mình vừa sinh con thứ hai tại trạm y tế xã, bây giờ ở trạm cũng được đầu tư một số  máy móc, thiết bị y tế hiện đại nên bà con cũng yên tâm khi đến khám và điều trị. Khám tại trạm cũng gần nhà, chỉ cần một mình đi, còn về huyện khám thì phải có người đi cùng nên tốn kém hơn”, chị Tẩn Sa Dấu chia sẻ.

Theo ông Dương Ngọc Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, hiện nay, có 13/17 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn huyện Phong Thổ đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% trạm y tế, 2 phòng khám đa khoa khu vực và trung tâm y tế huyện đã được đầu tư xây dựng mới. Tất cả các trạm y tế và phòng khám khu vực cũng đã được đầu tư các trang thiết bị, bảo đảm công tác khám chữa bệnh theo đúng danh mục. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho đồng bào. Trung tâm đang tích cực đào tạo chuyên sâu và bố trí các bác sĩ về công tác tại các trạm y tế.

 Đầu tư thiết bị hiện đại và làm chủ chuyên môn, kỹ thuật

Tại Than Uyên, Trung tâm Y tế huyện Than Uyên là cơ sở y tế tuyến huyện duy nhất của tỉnh Lai Châu đang thực hiện kỹ thuật mổ nội soi. Dù chỉ được giao 180 giường bệnh, nhưng lúc cao điểm, số giường bệnh thực kê ở Trung tâm lên tới gần 300 giường do nhu cầu khám và điều trị của Nhân dân tăng cao. 

Không chỉ thực hiện khám và điều trị cho người dân trong huyện, Trung tâm còn tiếp nhận hàng nghìn lượt bệnh nhân từ các huyện giáp ranh như: Tân Uyên (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái)… đến khám và điều trị.

Thống kê trong 5 năm qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khám và điều trị cho trên 1,1 triệu lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 80 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú.
Người dân đã đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh thay cho việc tự chữa bệnh tại nhà như trước đây

Ông Vũ Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Than Uyên cho biết: Hiện tại, Trung tâm có 44 bác sĩ, đã có 25 bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ định hướng. Các trang thiết bị hiện đại sau khi đầu tư như, hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi tiêu hóa, máy X quang kỹ thuật số... đều được các bác sĩ làm chủ về chuyên môn và kỹ thuật. Riêng mổ nội soi, trung bình mỗi tháng, Trung tâm thực hiện khoảng 100 ca.

Theo ông Bùi Tiến Thanh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu, thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống y tế cơ sở, những năm qua, tỉnh Lai Châu đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Trong đó, nhiều trang thiết bị y tế, các kỹ thuật cao như,  kỹ thuật mổ nội soi ổ bụng, nội soi sản khoa và một số kỹ thuật cao về xương khớp, về não.cũng đã được các cơ sở y tế triển khai...

“Việc người dân được khám, chữa bệnh với máy móc, thiết bị y tế hiện đại, đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Từ đó, giúp bà con vùng sâu, vùng xa yên tâm lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc…”, ông Thanh nhấn mạnh.

Thống kê trong 5 năm qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khám và điều trị cho trên 1,1 triệu lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 80 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú.

Tin cùng chuyên mục
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.