Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lâm Đồng: Hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững

Hằng Nga - 17:15, 21/11/2020

Thời gian qua, các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững, đã tạo điều kiện cho đồng bào DTTS tại tỉnh Lâm Đồng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập...


Đồng bào DTTS xã Đồng Nai Thượng duy trì, phát triển nghề dệt truyền thống, tạo sản phẩm thổ cẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập.
Đồng bào DTTS xã Đồng Nai Thượng duy trì, phát triển nghề dệt truyền thống, tạo sản phẩm thổ cẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập. (Ảnh TL)

Đồng Nai Thượng, là một điển hình của Lâm Đồng trong việc thoát nghèo . Xã nằm vắt vẻo trên núi cao, cách trung tâm huyện Cát Tiên gần 30 km, có 5 thôn, buôn với 403 hộ và 1.820 nhân khẩu, trong đó 99% là người đồng bào dân tộc Châu Mạ, XTiêng. Cách đây khoảng 5 năm, xã vẫn xin cứu đói mùa giáp hạt.

Nhưng nay, địa phương này đã phát triển một cách ngoạn mục. Từ thị trấn Cát Tiên men theo dòng sông Ðồng Nai, hơn 30 km đường nhựa rộng rãi xuyên qua những cánh rừng cổ thụ, lồ ô, tre nứa để đến với các buôn làng Bù Run, Bù Gia Rá, Bi Nao...; Điện - đường - trường - trạm đầy đủ.

Trong căn nhà khang trang vừa xây dựng tại thôn Bù Gia Rá, già làng Điểu K’Lộc cho biết, những đổi thay ở Đồng Nai Thượng hôm nay, là nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước trong đầu tư; người dân thì đồng lòng hiến đất.

“Nhà nước có tiền, bà con nông dân có công, đoàn kết một lòng sẽ là sức mạnh. Người dân không muốn mình nghèo khổ mãi. Có đường, có điện, con em được học hành, người dân chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế thì sẽ có nhà cửa khang trang, có xe máy, phấn khởi lắm”, già làng Điểu K’Lộc tự hào.

Bà Điểu Thị B’Rợt, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng, cho biết, toàn xã hiện chỉ còn 16 hộ nghèo, chiếm 3,8% tổng số hộ; thu nhập bình quân đầu người đạt 38-40 triệu đồng/năm. Đồng Nai Thượng được công nhận đạt chuẩn NTM vào đầu năm 2020.

Đổi thay ở Đồng Nai Thượng, cũng là bức tranh chung ở nhiều địa bàn ĐBKK của tỉnh Lâm Đồng.Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2016, Lâm Đồng có 32 xã và 66 thôn được hưởng Chương trình 135. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh chỉ còn 3 xã và 51 thôn ĐBKK; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,85%, trong đó hộ nghèo DTTS còn 5,58%. Qua thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đã đầu tư trong vùng đồng bào DTTS, đến nay, toàn tỉnh có 95/112 xã đạt chuẩn NTM.

Theo ông Võ Văn Hoàng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, để có được sự đổi thay nhanh chóng ở các vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, ngoài nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án, thì không thể bỏ qua vai trò của công tác dân vận, trọng tâm là phát huy vai trò, sự tham gia của Nhân dân. Từ đó, lấy sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm một trong những tiêu chí để đánh giá, rút kinh nghiệm trong phát triển kinh tế địa phương.

Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc cùng sinh sống ở 468 thôn, buôn. Đồng bào các DTTS chiếm 25,7% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 66 xã và 468 thôn có trên 20% đồng bào DTTS sinh sống; trong đó, nhiều thôn, buôn, xã có đồng bào DTTS chiếm trên 80%. Giai đoạn 2015 - 2020, bằng nhiều nguồn lực, Lâm Đồng đã đầu tư trên 1.000 tỷ đồng để phát triển toàn diện vùng DTTS, thông qua Chương trình xây dựng NTM, Chương trình 135; Chương trình 30a…nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.