Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Làm giàu từ mô hình nuôi gà dưới tán trà hoa vàng

Nhật Minh - 05:46, 24/11/2023

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Đàm Văn Triệu từ lâu đã ấp ủ mơ ước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính từ động lực đó đã giúp anh phát triển thành công mô hình nuôi gà dưới tán trà hoa vàng, giúp gia đình thoát nghèo.

Mô hình chăn nuôi gà dưới tán trà hoa vàng của anh Triệu
Mô hình chăn nuôi gà dưới tán trà hoa vàng của anh Triệu

Xã Thanh Sơn từng một thời nằm trong số các xã có đông hộ nghèo nhất huyện Ba Chẽ. Khi ấy Đàm Văn Triệu còn là cậu học sinh tiểu học. Khi bước sang tuổi thanh niên, Triệu đã ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Vậy nên anh đã tham khảo rất nhiều mô hình kinh tế từ các khu vực xung quanh.

Cây trà hoa vàng là sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Từ năm 2018, cây trà hoa vàng cũng được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận. Với giá thành 15 triệu đồng/kg hoa khô, loại cây này đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện vùng cao Ba Chẽ, không chỉ giúp đồng bào các dân tộc thoát nghèo mà còn vươn làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Khi huyện Ba Chẽ khuyến khích các hộ dân trồng trà hoa vàng, cộng thêm có được sự động viên của bố, anh Đàm Văn Triệu đã quyết định chuyển đổi 3ha keo của gia đình trồng 2,5ha trà hoa vàng. Số diện tích rừng đồi còn lại, anh trồng cây ba kích, cây mây, cũng là những loài cây kinh tế rất phổ biến ở huyện Ba Chẽ.

Anh Triệu cho biết: “Tôi nhận thấy điều kiện ở quê nhà rất phù hợp với phát triển chăn nuôi, lại được gia đình ủng hộ nên đầu năm 2019, tôi đã mạnh dạn xây chuồng trại và nhập gà giống về nuôi. Thấy trên đồi núi người ta mở trang trại để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có với lại ít dịch bệnh, tôi thấy rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở huyện Ba Chẽ nên tôi đã đi học hỏi thêm kỹ thuật để phát triển trang trại.”

Nghĩ là làm, anh Triệu cùng gia đình đã đầu tư nuôi gà theo quy mô trang trại. Anh Triệu mua 1.000 con gà giống về nuôi. Nhận thấy hơn 2ha trà hoa vàng của gia đình chính là điều kiện thuận lợi, cùng với nguồn thức ăn dồi dào, anh đã bắt tay ngay vào làm kinh tế với đàn gà giống.

Anh Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi chăn nuôi gà
Anh Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi chăn nuôi gà

Để tìm hiểu về mô hình, anh Triệu đã tìm hiểu kỹ giống gà và kỹ thuật chăn nuôi để đàn gà khoẻ mạnh. Sau khi gà được 3 tháng tuổi, anh bắt đầu chuyển sang cho gà ăn ngô trộn với chuối thái nhỏ và thả gà ra đồi để gà ăn cỏ dưới tàn trà hoa vàng.

Cũng từ đây, anh đã phát triển mô hình kinh tế vườn - chuồng - rừng. Đây là cách làm mới hiệu quả, hướng đi mới tại địa phương. Chính nhờ mô hình này, gia đình anh đã trở thành hộ kinh tế giỏi.

Cây trà che bóng mát cho gà, gà nhặt cỏ bắt sâu dưới gốc trà và thải phân, bón cho cây trà. Từ cách làm này mà hằng năm anh Triệu đã tiết kiệm được nhiều chi phí thuê người về nhặt cỏ và chăm cho cây trà.

Bên cạnh đó, nhờ có kiến thức trong chăn nuôi cùng với bản chất cần cù chịu khó, nên đàn gà của anh luôn khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh.

Từ năm 2019 đến nay, gia đình Triệu duy trì mô hình chăn nuôi này với quy mô 3 lứa gà/1 năm. Mỗi lứa gà của anh khi được 7 tháng tuổi sẽ đạt trọng lượng 1,5 – 2kg/con và được xuất bán. Do là giống gà có thương hiệu nên gà có chân nhỏ, thịt chắc và thơm ngon. Với giá bình quân 150.000 đồng/cân, mỗi lứa gà gia đình anh thu lãi từ 30-40 triệu đồng. Vào các dịp cuối năm, lượng khách tìm đến mua gà nhiều khiến anh “cháy” hàng, không có đủ gà để bán.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ah Triệu luôn nhiệt tình giúp đỡ thanh niên trong xã về kỹ thuật nuôi gà, kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế vườn - chuồng - rừng, từng bước thoát nghèo và làm giàu bền vững. Nhiều thanh niên nhà có rừng đồi đã tìm đến anh Triệu để học hỏi kinh nghiệm đều được anh Triệu chỉ bảo tận tình.

Cùng với mô hình kinh tế của anh Đàm Văn Triệu, thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả từ cây trà hoa vàng
Cùng với mô hình kinh tế của anh Đàm Văn Triệu, thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả từ cây trà hoa vàng

Anh chia sẻ: “Mong rằng sẽ có nhiều thanh niên tại địa phương mạnh dạn thay đổi lối canh tác cũ, phát triển mô hình chăn nuôi để có thu nhập ổn định cho gia đình”.

Chị Nịnh Thị Tiến, thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn cho biết: “Năm nay gia đình tôi thực hiện chăn gà lần đầu tiên nên rất bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm lại chưa có kỹ thuật vể chăn nuôi, làm chuồng trại. Nay được anh Triệu đến tận nơi chỉ bảo chúng tôi đã biết làm chuồng, làm trang trại, cách phòng chống dịch bệnh. Tôi rất cảm ơn anh Triệu đã giúp đỡ gia đình tôi phát triển đàn gà hiệu quả”.

Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Triệu còn là Phó Bí thư Chi đoàn thôn năng động. Luôn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn đi đầu trong mọi hoạt động tại cơ sở.

Anh Lã Thành Đạt, Bí thư Đoàn xã Thanh Sơn cho biết: “Anh Đàm Văn Triệu là tấm gương tiêu biểu của thanh niên DTTS xã Thanh Sơn và huyện Ba Chẽ biết tự lực vươn lên làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương mình, để từ đó nhiều thanh niên học tập noi theo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.