Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Làng mới ở Sơn Bua

Tiêu Dao - 00:36, 01/06/2023

Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.

Sau khi hình thành và tiếp nhận các hộ gia đình trẻ sinh sống, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tiếp tục hành trình hỗ trợ, giúp thanh niên làm kinh tế.
Sau khi hình thành và tiếp nhận các hộ gia đình trẻ sinh sống, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tiếp tục hành trình hỗ trợ, giúp thanh niên làm kinh tế

Ngôi làng của sức trẻ

Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua do Tỉnh đoàn Quảng Ngãi triển khai xây dựng đầu năm 2019. Đây là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Làng được đầu tư khoảng 55 tỷ đồng, với đầy đủ hạ tầng đất ở, đất sản xuất, đường, điện, nước…

Chàng trai trẻ tuổi Đỗ Minh Vương nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bua (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi khoe: Chỉ mấy năm thôi, từ những vạt đất vắng hơi người bây giờ nơi này đã trở thành một ngôi làng đông đúc với hơn 30 hộ gia đình quây quần, sinh sống. Những ngôi nhà ngói đỏ được xây dựng khang trang, cùng hệ thống điện, đường, trường, trạm đầy đủ đã đáp ứng tốt nhu cầu cuộc sống.

Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động thanh niên, các hộ gia đình đến sinh sống, phát triển kinh tế tại làng thanh niên lập nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng các phương án cụ thể, kết hợp với các đơn vị doanh nghiệp tại địa phương để phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả...

Ông Cao Văn ChungPhó Chủ tịch UBND xã Sơn Bua

Vợ chồng anh Vương được cấp thửa đất 1.200 m2, anh dành gần 200 m2 cất nhà, bếp, công trình phụ và khoảng sân sinh hoạt, chừa lại hơn 1.000 m2 xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng.

Cũng như anh Vương, nhiều hộ gia đình trẻ khác như vợ chồng anh Đinh Văn Soi và Đinh Thị Sung, vợ chồng Trần Thị Tuyết và Nguyễn Văn Đương... đã chọn nơi này làm chốn lập nghiệp. Mỗi hộ được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng xây nhà, được cấp cây, con giống, chuồng trại để phát triển kinh tế.

Thời điểm mới lập làng, nhiều hộ gia đình dù có đất, nhưng vì đất núi mới san ủi khô cằn xen lẫn sỏi đá, lại thiếu nguồn nước tưới... Thế rồi, các cặp vợ chồng bắt tay vào việc cải tạo đất trồng rau quả, tự tay xây chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, đào giếng lấy nguồn nước sử dụng. Khi đường sá hoàn chỉnh, nhà cửa ổn định, điện, Internet được Ban Quản lý làng hỗ trợ... đến nay đã có 30 hộ thanh niên vào lập nghiệp. Trong đó, có trên chục hộ xây dựng nhà cửa kiên cố, ổn định cuộc sống.

Thành quả từ gian khó...

Hơn 4 năm trôi qua, Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua đã thực sự là ngôi nhà chung của nhiều gia đình trẻ. Nhiều mô hình nông nghiệp tạo nên vùng kinh tế ở Sơn Bua...

Điện, nước, nhà văn hóa, khu vui chơi... đều được xây dựng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong làng.
Điện, nước, nhà văn hóa, khu vui chơi... đều được xây dựng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong làng

Rất nhiều những cặp vợ chồng trẻ đã có thành quả từ trong gian khó. Như vợ chồng anh Đinh Văn Soi và chị Đinh Thị Sung, dù mới 28 tuổi nhưng đã dựng được căn nhà sàn khang trang và khu vườn rộng trồng 50 gốc bưởi, gần 1ha mì (sắn). Cả gia tài ấy giúp cho vợ chồng trẻ người Ca Dong cùng hai con nhỏ sống tốt trên đỉnh núi Sơn Bua.

Hay như anh Nguyễn Hùng Cường, một trong những thanh niên tiêu biểu của Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua khởi nghiệp bằng cách nuôi 200 con gà Ai Cập lấy trứng, 40 cặp dúi và trồng hàng trăm gốc bưởi, cây ăn trái các loại, cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm...

Ông Cao Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bua chia sẻ: Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động thanh niên, các hộ gia đình đến sinh sống, phát triển kinh tế tại làng thanh niên lập nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng các phương án cụ thể, kết hợp với các đơn vị doanh nghiệp tại địa phương để phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả để làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua ngày càng phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.