Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh năm 2022

Nguyệt Anh - 18:05, 13/09/2022

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 188 /KH-UBND, ngày 2/9/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh
Việc triển khai, thực hiện đồng bộ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh sẽ giúp Lạng Sơn phát triển toàn diện (Ảnh minh họa)

Phạm vi thực hiện Chương trình áp dụng đối với các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, trong đó, ưu tiên địa bàn các xã khu vực III đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã khu vực II biên giới, thôn, bản ĐBKK của xã khu vực II, khu vực I; xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nội dung thực hiện tập trung vào 10 dự án gồm:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết;

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc;

Dự án 5: phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch;

Dự án 7: chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh duỡng trẻ em;

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn;

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Kế hoạch phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 từ 3% trở lên (riêng các huyện nghèo, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao phấn đấu giảm từ 5% trở lên), tập trung giảm hộ nghèo tại các xã xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ trên 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KTXH khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi) đến 100% trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh để giảm chiều thiếu hụt dịch vụ về y tế. 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, thuộc các đối tượng chính sách được miễn giảm học phí, hỗ trợ gạo và hỗ trợ chi phí học tập. Bảo đảm 100% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn p

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.