Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lạng Sơn: Người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện

PV - 17:52, 26/06/2018

Hiện nay, tại các địa phương loại hình BHXH tự nguyện của Nhà nước vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo người dân tham gia. Tuy nhiên, thông qua công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về tầm quan trọng, lợi ích của việc đóng BHXH; đặc biệt là việc mở rộng đại lý thu và các thông tin viên mà thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được người dân tích cực tham gia bảo hiểm tự nguyện.

Người dân được tuyên truyền về các chính sách, quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm. Người dân được tuyên truyền về các chính sách, quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 389 nhân viên đại lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình thuộc hệ thống Bưu điện; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Hội Nông dân. Bên cạnh đó, với việc mở rộng mạng lưới thu qua các cấp Hội Phụ nữ, số nhân viên đại lý thu của BHXH tỉnh Lạng Sơn đến nay đã có tới 700 nhân viên.

Chị Hoàng Thị Lê, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, nhân viên đại lý thu cho biết: Ngay sau khi hoàn thành khóa đào tạo, trang bị những kiến thức cơ bản về chính sách BHXH, BHYT, chị đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Chỉ trong vòng 20 ngày, chị đã tuyên truyền, vận động được 7 chị em phụ nữ trong xã tham gia BHXH tự nguyện.

Theo chị Lê, để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tự nguyện, chị đã thực hiện lồng ghép tuyên truyền đến các hội viên trong các buổi họp, sinh hoạt tại xã. Ngoài ra, chị còn tuyên truyền trực tiếp đến từng đối tượng để vận động người dân tham gia.

Bà Nguyễn Hồng Thịnh, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Lạng Sơn cho biết: Theo số liệu thống kê của BHXH Lạng Sơn, tính đến hết tháng 5/2018, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 742.200 người, đạt 97% dự toán BHXH Việt Nam giao (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc hơn 52.800 người, đạt 95,6% kế hoạch, BHXH tự nguyện gần 1.600 người, đạt 51,1% kế hoạch; số người tham gia BHYT gần 740.700 người, đạt 98,3% kế hoạch. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh gần 485.400 tỷ đồng, đạt 34,3% kế hoạch được giao. Tổng chi BHXH, BHYT hơn 784 tỷ đồng (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017).

Thời gian qua, số người tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Lạng Sơn tuy có tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, so với tiềm năng trên địa bàn thì kết quả này còn hạn chế (chỉ đạt 51,1% kế hoạch đề ra). Nguyên nhân chủ yếu do người dân còn chưa thực sự hiểu và quan tâm; mức đóng còn cao; quyền lợi hưởng của người tham gia còn bó hẹp, chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.

Nhằm tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh, BHXH tỉnh Lạng Sơn cũng đã liên tục củng cố và mở rộng mạng lưới đại lý thu. Trong tháng 5, BHXH tỉnh đã tổ chức 05 lớp đào tạo nhân viên đại lý thu cho hơn 300 hội viên HLHPN các cấp. Sau khi hoàn thành khóa học và đạt kết quả trong quá trình kiểm tra, mỗi nhân viên đại lý thu sẽ được cấp thẻ nhân viên đại lý thu.

“Việc phát triển, mở rộng đại lý thu và thông tin viên cũng là giải pháp quan trọng để giúp BHXH tỉnh thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong thời gian tới. Bởi nhân viên đại lý thu, thông tin viên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội”, bà Nguyễn Hồng Thịnh, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Lạng Sơn cho hay.

Để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, từ ngày 01/01/2018 Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo chuẩn nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể, hộ sinh sống ở nông thôn hỗ trợ 10% (tương đương 15.400 đồng/người/tháng); riêng hộ cận nghèo hỗ trợ 25% (tương ứng với 38.500 đồng/tháng); hộ nghèo hỗ trợ là 30% (tương ứng 46.200 đồng/tháng).

MINH ANH

 

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.