Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thúy Hồng - 7 giờ trước

Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình, qua đó giúp đồng bào được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Gia đình anh Hoàng Văn Tám, thôn Bản Quần, xã Quang Trung , huyện Bình Gia được hỗ trợ nuôi gà liên kết dưới tán hồi
Gia đình anh Hoàng Văn Tám, thôn Bản Quần, xã Quang Trung, huyện Bình Gia được hỗ trợ nuôi gà liên kết dưới tán hồi

Đẩy nhanh tốc độ giải ngân

Bình Gia là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, với nhiều thành phần đồng bào DTTS cùng sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 - 2024 huyện Bình Gia được phân bổ 372.131 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là 205.215 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 166.916 triệu đồng. 

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân, đặc biệt là người DTTS có sự thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học được đầu tư khang trang. Đặc biệt, từ các dự án hỗ trợ chăn nuôi, phát triển sản xuất đã giúp tạo sinh kế cho đồng bào các DTTS.

Anh Hoàng Văn Tám, thôn Bản Quần, xã Quang Trung cho biết: Gia đình anh là một hộ gia đình trong 6 hộ dân tham gia dự án hỗ trợ gà giống để phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết. Hiện gia đình đang nuôi trên 1.000 con gà thiến theo mô hình bán chăn thả trên vườn hồi của gia đình; đàn gà phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt 2,5-3kg. “Đến nay, gà đã được 7 tháng tuổi và chuẩn bị được xuất bán, với giá cam kết thu mua đầu ra của Hợp tác xã Thành Lộc là 140.000 đồng/kg, sẽ mang đến cho gia đình tôi một khoản thu nhập khá”, anh Hoàng Văn Tám phấn khởi cho biết.

Đặc biệt, những năm qua từ việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng, cũng đang góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn huyện. Theo ông Đào Thế Đông, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Bình Gia, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 14,78%, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện có 9/18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới…

Còn tại Hữu Lũng, thực hiện Chương trình MTQG 1719, từ năm 2022 - 2024 huyện được phân bổ tổng nguồn vốn là 263.539 triệu đồng. Kết quả, huyện Hữu Lũng đã đầu tư xây dựng 62 công trình, trong đó 44 công trình giao thông, 05 công trình trường học, 12 công trình nhà văn hóa thôn, 02 công trình thủy lợi, 05 công trình nước sinh hoạt tập trung; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 573 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất 05 xã có dự án, cho 20 nhóm hộ tại các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn; mở 25 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn cho 1.235 học viên...

Cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn ở vùng DTTS trên địa bàn Lạng Sơn được đầu tư xây dựng khang trang
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn ở vùng DTTS trên địa bàn Lạng Sơn được đầu tư xây dựng khang trang

Ông Trần Quốc Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lững khẳng định: Chương trình MTQG 1719 với các chính sách hỗ trợ của chương trình được triển khai trực tiếp đến người dân, góp phần giải quyết tình trạng khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt phân tán, chuyển đổi nghề cho Nhân dân… ; Đối với các dự án phát triểu sản xuất được thực hiện, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, diện mạo nông thôn tiếp tục thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.

Áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 111/2024/QH15

Thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội: Về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã thông qua 08 nghị quyết quan trọng; trong đó có nội dung lựa chọn huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 – 2025.

Theo đó, huyện Lộc Bình và Tràng Định được chọn thí điểm để thực hiện cơ chế đặc thù nhằm chủ động tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình MTQG 1719.

Tại huyện Tràng Định, ngày 16 tháng 7 năm 2024, Hội đồng Nhân dân huyện Tràng Định đã ban hành Nghị quyết số 313/NQ-HĐND về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công và kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Tràng Định giai đoạn 2021-2025 và năm 2024. Trong đó, có Chương trình MTQG 1719. Theo đó, nguồn vốn đầu tư Chương trình MTQG 179 được điều chỉnh tăng 1,797 tỷ đồng để đảm bảo phù hợp với tình hình khảo sát thực tế các công trình.

Người dân xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn được hỗ trợ phát triển sản xuất cây quế mang lại giá trị kinh tế cho người dân
Từ nguồn vốn hỗ trợ, người dân xã Tân Tiến, huyện Tràng Định đã đầu tư phát triển cây quế mang lại giá trị kinh tế cao

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, cũng được điều chỉnh bổ sung danh mục 15 dự án, điều chỉnh tăng 7,135 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư ngân sách trung ương năm 2024 để thực hiện 15 dự án thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 5. Theo đó, tính đến 8 tháng đầu năm 2024, huyện Tràng Định đã giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được hơn 31 tỷ đồng, đạt hơn 13% kế hoạch.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn Lạng Sơn đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải ngân của Chương trình trong 6 tháng đầu năm 2024 là 228 tỷ đồng, đạt trên 22% kế hoạch.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình MTQG 1719 đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển. Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm.

Tin cùng chuyên mục
Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.