Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cầu mùa của người Khơ Mú

PV - 16:21, 20/08/2020

Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.

Vị trí tổ chức lễ cúng cầu mùa là những mảnh nương ở trung tâm của bản làng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN
Vị trí tổ chức lễ cúng cầu mùa là những mảnh nương ở trung tâm của bản làng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Người Khơ Mú làm lễ cầu mùa nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, biết ơn đến các vị thần giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Dân bản nộp cây giống cho thầy cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN
Dân bản nộp cây giống cho thầy cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Để thực hiện buổi lễ, bà con dân bản phải chuẩn bị 1 con lợn, 2 con gà, 1 chai rượu, 1 bát nước, 2 bộ quần áo dân tộc (nam, nữ)... và 1 bó cây lúa - “linh hồn” của lễ cầu mùa. Khi mọi thứ sắp đặt xong, thầy cúng bắt đầu khấn mời thần linh về chứng nhận đồ lễ, phù hộ cho dân bản. Lễ cúng kết thúc, mọi người cùng uống rượu, chúc nhau mạnh khỏe, cuộc sống no đủ.

Thầy cúng làm lễ cúng giao lễ vật cho thần linh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN
Thầy cúng làm lễ cúng giao lễ vật cho thần linh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Xong phần lễ, bà con dân bản kéo về nhà thầy cúng để giao lưu, chơi hội. Trong nhịp trống chiêng, những chàng trai, cô gái Khơ Mú nhảy múa, hát ca, cùng ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.