Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tôn giáo - Tín ngưỡng

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Thúy Hồng - 15:39, 14/04/2025

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú
Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú

Lễ cúng bản (còn gọi là "xên bản") là nghi lễ truyền thống của dân tộc Khơ Mú được tổ chức vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch. Lễ cúng bản có từ xa xưa, đã tồn tại trong tâm thức người Khơ Mú và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác; Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ đặc trưng, tiêu biểu trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khơ Mú.

Lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no, nhà nhà hạnh phúc; Đồng thời qua nghi lễ thể hiện được tinh thần lạc quan của con người, niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào thiên nhiên, đồng thời đề cao giá trị nhân văn và tính cố kết cộng đồng, bản mường.

Lễ cúng bản được tổ chức thường niên mỗi năm một lần. Lễ diễn ra trong một ngày, sau khi gieo trồng cây lúa lên cao bằng gang tay thì người Khơ Mú tiến hành làm lễ.

Lễ cúng bản thường do già làng hoặc thầy mo chủ trì. Địa điểm tổ chức thường là khu đất linh thiêng – nơi có cây cổ thụ hoặc gần đầu nguồn nước. Lễ vật cúng bao gồm gà, lợn, rượu cần, xôi, bánh và các sản vật địa phương. Trước lễ chính, người dân kiêng kị không gây gổ, không làm ồn và tránh làm ô uế khu vực cúng.

Lễ được chia thành hai phần chính: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, thầy cúng thay mặt dân làng dâng lễ vật, đọc lời khấn, cầu xin thần linh phù hộ. Phần hội diễn ra sau đó với các trò chơi dân gian, múa hát, uống rượu cần và giao lưu giữa các gia đình, bản làng.

Lễ cúng bản không chỉ là một nghi lễ mang tính tâm linh, mà còn là biểu tượng của sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng. Đây là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ý thức bảo vệ rừng, giữ gìn phong tục tập quán và sự cố kết cộng đồng, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Hiện nay, trước sự tác động của quá trình hiện đại hóa, nhiều nét văn hóa truyền thống đang dần mai một. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ cúng bản nói riêng và văn hóa Khơ Mú nói chung là vô cùng cần thiết. Nhiều địa phương đã đưa lễ cúng bản vào các chương trình phục dựng, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc.

Một số hình ảnh ghi lại từ Lễ cúng bản của người Khơ Mú diễn ra ở Huổi Một:

Lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh
Lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh


Địa điểm tổ chức thường là khu đất linh thiêng – nơi có cây cổ thụ hoặc gần đầu nguồn nước
Địa điểm tổ chức thường là khu đất linh thiêng – nơi có cây cổ thụ hoặc gần đầu nguồn nước


Trong phần lễ, thầy cúng thay mặt dân làng dâng lễ vật, đọc lời khấn, cầu xin thần linh phù hộ
Trong phần lễ, thầy cúng thay mặt dân làng dâng lễ vật, đọc lời khấn, cầu xin thần linh phù hộ


Sau khi làm xong nghi lễ chính ở ngoài trời, thầy cúng sẽ làm lễ tại bàn thờ tổ tiên để để báo tổ tiên con cháu đã hoàn thành công việc mời ma làng và các thần linh về dự lễ
Sau khi làm xong nghi lễ chính ở ngoài trời, thầy cúng sẽ làm lễ tại bàn thờ tổ tiên để báo tổ tiên con cháu đã hoàn thành công việc mời ma làng và các thần linh về dự lễ
Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội sôi nổi, nơi cả bản cùng hòa mình vào không khí vui tươi
Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội sôi nổi, nơi cả bản cùng hòa mình vào không khí vui tươi
Tin cùng chuyên mục
Vị nữ tu mang hai màu áo

Vị nữ tu mang hai màu áo

Vừa là nữ tu sĩ, vừa là bác sĩ giỏi với nhiều sáng kiến cứu giúp hàng trăm bệnh nhi mắc các bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa được ví như “thiên thần mang hai màu áo” (áo trắng của bác sĩ và áo xanh đen của tu sĩ) khiến nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp cảm phục.