Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội cấp Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22-27/5

Lam Anh - 16:58, 16/05/2022

Sáng 16/5, UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức Lễ hội cấp Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2022.

Địa phương đang hoàn thiện đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Địa phương đang hoàn thiện đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được giữ gìn qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ. Năm 2001, Lễ hội được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hằng năm, Lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái, góp phần thúc đẩy ngành du lịch An Giang phát triển.

Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2022 diễn ra từ ngày 22- 27/5. Ở phần lễ, thành phố Châu Đốc vẫn tổ chức theo nghi thức truyền thống nhưng nội dung và hình thức được nâng chất theo hướng tạo điều kiện để du khách, người dân cùng tham gia như: Lễ phục hiện rước tượng Bà và lễ hội đường phố; lễ tắm Bà; lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về miếu Bà; lễ túc yết và xây chầu; lễ chánh tế; lễ hồi sắc - đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ miếu Bà về lăng mộ.

Ở phần hội, Lễ khai hội tổ chức vào đêm trước lễ tắm Bà. Chương trình sinh động với nhiều tiết mục như sân khấu hóa dựng lại hình ảnh thời mở đất, chiến đấu với giặc ngoại xâm và sự xuất hiện của Bà Chúa Xứ. Các hoạt động phần hội diễn ra từ ngày 14-24/5.

Bà Chúa Xứ Núi Sam là vị nữ thần được nhiều du khách thập phương tín ngưỡng, sùng bái.
Bà Chúa Xứ Núi Sam là vị nữ thần được nhiều du khách thập phương tín ngưỡng, sùng bái.

Để đảm bảo an ninh trật tự cho Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2022, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang kiên quyết không để tình trạng chèo kéo du khách, buôn bán, ăn uống, thải rác bừa bãi trong khu vực di tích; lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường và tuyên truyền đến du khách về tình trạng lợi dụng mê tín dị đoan, bói toán… để tránh bị lừa đảo.

Những giá trị của Lễ hội cấp Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam phù hợp với tiêu chí Công ước 2003 của UNESCO để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Ngày 30/3/2022, tại Công văn 1970/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2022, thành phố Châu Đốc, An Giang đặt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trung bình mỗi ngày Châu Đốc đón khoảng 5.000 -7.000 lượt khách. Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Châu Đốc đón khoảng 2,4 triệu lượt khách, đạt trên 70% chỉ tiêu năm 2022. Khách du lịch đến Châu Đốc chủ yếu tham quan, chiêm bái tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.