Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Đình Lạnh gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Chí

Trí Phương - 00:45, 30/04/2023

Ngày 29/4, tại xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Đình Lạnh (Đình Vườn Hoa) gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chí. Lễ hội Đình Lạnh năm 2023 được tổ chức quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn.

Điệu múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chí biểu diễn tại Lễ hội
Điệu múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chí biểu diễn tại Lễ hội

Xã Lệ Viễn có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Sán Chí chiếm hơn 70%. Dân tộc Sán Chí có văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú được người dân lưu giữ, bảo tồn như: Tiếng nói, trang phục, những vật dụng trong sinh hoạt, lao động, sản xuất...

Đình Lạnh (xã Lệ Viễn) thờ tướng quân Vi Đức Thăng, một vị tướng của Lê Lợi, người đã có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh đem lại bình yên cho quê hương, đất nước. Với những giá trị lịch sử văn hóa, năm 2008, Đình Lạnh được UBND tỉnh Bắc Giang xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Hằng năm cứ đến dịp Lễ hội 10/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại hội tụ về đây dâng hương để tưởng nhớ các anh hùng, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, cầu tài, cầu mùa, cầu sức khoẻ, cầu quốc thái dân an. Sau phần rước lễ, du khách tham quan các gian trưng bày, giới thiệu những dụng cụ sinh hoạt, lao động sản xuất; hòa mình với điệu múa Tắc Xình, hát Sấng Cọ, thưởng thức các món ẩm thực của đồng bào...

Ông Nguyễn Văn Hòe - Chủ tịch UBND xã Lệ Viễn cho biết: “Lễ hội Đình Lạnh tái hiện lại không gian văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của người Sán Chí. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc giới thiệu, quảng bá về con người, tiềm năng, lợi thế của địa phương, đồng thời khích lệ tinh thần hăng say lao động, sản xuất”.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.