Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người giữ hồn dân ca Sán Chí

Hồng Minh - 11:13, 22/05/2020

Là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II, năm 2020, ông Lâm Minh Sặp, người Sán Chí (một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay), xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mang trong mình niềm vinh dự lớn lao, cũng như một sự kỳ vọng góp thêm tiếng nói, dấu ấn trong kỳ Đại hội mới để văn hóa của người Sán Chí, cũng như của cộng đồng các DTTS luôn được giữ gìn và phát huy.

Ông Lâm Minh Sặp cùng các thành viên trong CLB dân ca Sán Chí xã Kiên Lao.
Ông Lâm Minh Sặp cùng các thành viên trong CLB dân ca Sán Chí xã Kiên Lao.

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, mang đậm bản sắc văn hóa của người Sán Chí, ngay từ nhỏ ông Sặp đã được nghe mẹ và bà con hàng xóm hát những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Anh trai ông là Nghệ nhân Lâm Văn Đông, một người có tiếng trong làng hát dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn. Với truyền thống văn hóa đó, đến năm 10 tuổi, ông Sặp đã say mê và bắt đầu học hát.

Sau khi học hết lớp 7 (năm 1971), ông tham gia công tác và được phân công làm Thư ký, rồi Đội trưởng Hợp tác xã nông nghiệp của thôn, kiêm Bí thư chi đoàn. Do nhanh nhẹn, hoạt bát và có vốn văn hóa văn nghệ về dân ca Sán Chí đã giúp ông có nhiều lợi thế qua các phong trào của địa phương. Năm 1975, ông được bầu làm Bí thư Đoàn xã Kiên Lao. Từ đó đến năm 2010, ông được cán bộ và Nhân dân tín nhiệm bầu vào các vị trí chủ chốt của xã như: Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình công tác, dù công việc bận rộn, nhưng ông vẫn dành thời gian sưu tầm, lưu giữ những làn điệu dân ca Sán Chí. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ông Sặp đã bắt đầu dày công biên chép và tự sáng tác thành công được trên 200 bài hát dân ca Sán Chí theo giai điệu cổ về các lĩnh vực trong đời sống.

Cuối năm 2010, ông được nghỉ hưu. Năm 2011, ông đã vận động người dân thành lập Câu lạc bộ (CLB) dân ca Sán Chí xã Kiên Lao, với 20 thành viên tham gia; và ông được bầu là Chủ nhiệm CLB.

Với vai trò mới này, ông Sặp đã tích cực tuyên truyền về những nét đẹp của làn điệu dân ca Sán Chí đến đông đảo người dân, đồng thời vận động hội viên một mặt tiếp tục sưu tầm những bài dân ca đã có để làm phong phú thêm, mặt khác đẩy mạnh sáng tác những bài hát mới với chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ngợi ca quê hương đất nước; về tinh thần đoàn kết dân tộc và cổ vũ phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời mở các lớp truyền dạy kỹ năng hát cho thế hệ trẻ.

Hiện nay, CLB dân ca Sán Chí xã Kiên Lao đã phát triển lên 70 hội viên. Sau gần 10 năm hoạt động, CLB đã sáng tác thêm được hơn 300 bài hát mới, mở được 3 lớp dạy hát dân ca Sán Chí cho 40 cháu học sinh từ 8 - 15 tuổi. Không chỉ hoạt động tích cực ở xã, huyện, CLB còn tích cực tham gia giao lưu hát với các CLB ở huyện bạn, tỉnh bạn. Qua đó, giúp cho hội viên CLB học hỏi thêm được nhiều kỹ năng thể hiện bài hát, cũng như những bài hát mới.

Với những đóng góp của mình cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, ông Lâm Minh Sặp đã được ngành Văn hóa tặng nhiều Giấy khen. Đặc biệt, năm 2019, ông Lâm Minh Sặp vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Với ông đây là niềm vui, niềm vinh dự lớn để ông tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy làn điệu dân ca Sán Chí.

Hiện, CLB dân ca Sán Chí xã Kiên Lao có 70 hội viên. Sau gần 10 năm hoạt động, CLB đã sáng tác thêm được hơn 300 bài hát mới, mở được 3 lớp dạy hát dân ca Sán Chí cho 40 cháu học sinh từ 8 - 15 tuổi. Hội viên CLB học thêm được nhiều kỹ năng thể hiện bài hát, cũng như những bài hát mới.


Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.