Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023
PV
-
16:00, 04/02/2023
Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 được tổ chức ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Di tích lịch sử văn hóa đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thu hút đông đảo người dân, du khách.
Tweet
03-02-2023
Lạng Sơn: Hàng trăm người tham gia giao lưu hát dân ca tại Hội hát Sli
02-02-2023
Vui cùng Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc ở Cư Êwi
Tới dự có Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy... cùng lãnh đạo sở, ban ngành Trung ương, TP. Hà Nội và huyện Ba Vì. (Ảnh: Trọng Tài)
Tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ, các đại biểu cùng đông đảo người dân và du khách thắp hương bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân, cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. (Ảnh: Trọng Tài)
“Sau 14 năm nỗ lực khôi phục, tôn vinh và quảng bá, những giá trị văn hóa của Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh đã được bảo tồn và lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nhân lên niềm tự hào về bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ”, ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu Khai hội Tản Viên Sơn Thánh - Xuân Quý Mão 2023. (Ảnh: Trọng Tài)
Bí thư Huyện ủy Ba Vì Dương Cao Thanh đánh trống Khai hội Tản Viên Sơn Thánh - Xuân Quý Mão 2023. (Ảnh: Trọng Tài)
Trước khi Khai hội Tản Viên Sơn Thánh, địa phương tổ chức trang trọng nghi lễ rước kiệu liên vùng dâng lễ bái tế Đức mẫu Thánh Tản tại đền Mẫu Lăng Sương (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) và rước kiệu lễ, hạ lộc từ đền Lăng Sương về đền Hạ (huyện Ba Vì, Hà Nội). (Ảnh: Trọng Tài)
Theo truyền thuyết vùng núi Ba Vì và tâm thức dân gian Xứ Đoài xưa, Tản Viên Sơn Thánh sống vào thời Hùng Duệ vương thứ 18. Ngài là hiện diện của Tam vị sơn thần: Tuấn Công, Sùng Công và Hiển Công đã được lưu truyền hàng ngàn đời trường tồn cùng lịch sử văn hóa dân tộc. Việc thờ cúng, tế lễ để tưởng nhớ ngài đã ăn sâu vào đời sống Nhân dân. (Ảnh: Trọng Tài)
Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND TP. Hà Nội, hàng trăm di tích trên địa bàn huyện được xếp hạng, tu bổ, tôn tạo. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, huyện Ba Vì được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. (Ảnh: Trọng Tài)
Bên cạnh nghi lễ trang nghiêm, phần hội tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các trò chơi dân gian truyền thống từ 13 giờ đến 22 giờ các ngày 14 - 16 tháng Giêng, tức ngày 4 - 6/2/2023. (Ảnh: Trọng Tài)
Rộn ràng lễ hội đầu Xuân mới
Lễ hội
Tản Viên Sơn Thánh
Di tích lịch sử văn hóa
Hà Nội
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Than Uyên phục dựng lễ hội “Gầu Tào”
Quảng Ninh: Khai hội Xuân Yên Tử năm 2023
Nhiều hoạt động trong Lễ Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình 2023
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Kin Pang, nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái đen Lai Châu
Lễ hội Kin Pang không chỉ mang giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Thái đen tỉnh Lai Châu.
Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước
Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam tại Hoàng Thành Thăng Long
Khoảnh khắc Tà Xùa mê đắm trong biển mây
Trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc của đồng bào dân tộc Mông, Dao
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình
Diện mạo mới ở vùng cao Đồng Lâm: Đường lớn đã mở ... (Bài 2)
Diện mạo mới ở vùng cao Đồng Lâm: Từ chủ trương đúng (Bài 1)
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Phát huy nguồn lực các tôn giáo (Bài 3)
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Phục dựng nhiều nghi lễ truyền thống gắn với phát triển du lịch (Bài 3)
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Biến di sản thành tài sản (Bài 3)