Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Lễ hội trâu rơm, bò rạ đặc trưng của cư dân lúa nước
PV
-
21:28, 25/01/2023
Mồng 4 Tết âm lịch hằng năm, người dân xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem Lễ hội “Trâu rơm, bò rạ” để khởi động cho năm mới lao động hăng say.
Tweet
18-01-2023
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2023
31-12-2022
Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục
Từ rất sớm những khâu chuẩn bị cho Lễ hội được những cụ cao tuổi trong làng chuẩn bị cẩn thận
Những người được chọn trình diễn Lễ hội có mặt từ sáng sớm để hóa trang
Đây là Lễ hội độc đáo, đặc trưng văn hóa lúa nước của cư dân Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tâm điểm của Lễ hội là trình diễn trâu rơm bò rạ, thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở
Rơm rạ được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện, tết thành hình trâu, bò vào dịp cuối năm
Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem Lễ hội cày bừa ngày Xuân để khởi động cho năm mới lao động hăng say, mùa màng bội thu
Những con trâu, con bò tết bằng những sợi rơm vàng óng, được diễu quanh xã
Lễ hội trâu rơm bò rạ được phục dựng lại năm 1996 giữ nguyên những nét cốt lõi của lễ hội xưa. Tất cả đều tham gia, bày trò nơi sân miếu vào đầu năm, tạo nên bức tranh Xuân rộn ràng, đong đầy giá trị nhân văn
Rơm rạ đã được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm. Trâu rơm, bò rạ này được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi; một người đàn ông đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày
Sau phần dâng lễ của các cụ cao niên tại miếu làng Đại Đồng, không khí lễ hội tưng bừng bắt đầu diễn ra. Những con trâu bằng rơm, bằng rạ được người dân hóa thân đi cày
Lễ hội "Trâu rơm bò rạ" là ngày hội toàn dân xuống đồng
Không khí hứng khởi của Lễ hội được người dân xã Đại Đồng tạo ra nhằm hướng đến một năm lao động sản xuất hăng say
Qua những hoạt cảnh sản xuất nông nghiệp thường ngày, người dân Đại Đồng bày tỏ khát vọng lao động, cầu mùa, cầu lộc trời cho là mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, gia súc gia cầm sinh sôi nảy nở
Nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem những mủng trấu tung khắp xuống đồng theo nhịp chiêng trống
Lễ hội trâu rơm bò rạ là lễ hội đặc trưng của nền văn minh lúa nước khu vực Đồng bằng sông Hồng
Tiếng trống, chiêng vang lên, không khí lễ hội tưng bừng, những con trâu bằng rơm, bằng rạ được người dân hóa thân đi cày
Rất đông người dân và du khách thập phương đến xem Lễ hội
Lễ hội này được phục dựng lại từ năm 1996, giữ nguyên những nét cốt lõi của lễ hội xưa
Rộn ràng lễ hội đầu Xuân mới
Lễ hội
Lễ hội trâu rơm, bò rạ
xuống đồng
Vĩnh Phúc
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Đánh thức Mù Cang Chải
Ghi danh Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Kỳ hoa xứ Lạng, sắc màu biên cương
Tin cùng chuyên mục
"Lối mở" cho nghề làm nón Huế
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái
Lung linh ánh nến bình an trong Lễ hội thả hoa đăng lớn nhất TP. Hồ Chí Minh mừng Phật Đản
Đời sống người Si La trên miền đất mới
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Bắc Giang: Gặp mặt cán bộ, đảng viên tiêu biểu trong đồng bào công giáo
Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ
Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2027
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi chăm sóc Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn
Bình Phước: Đồng bào Công giáo tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Phát triển đảng viên trong vùng giáo dân ở Hà Tĩnh: Góp phần xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh (Bài 3)
Phát triển đảng viên trong vùng giáo dân ở Hà Tĩnh: Những đảng viên "đầu tàu" ở cơ sở (Bài 2)
Nghệ thuật "kết tinh" trong những điệu Xòe: Biến di sản thành tài sản (Bài 6)
Nghệ thuật "kết tinh" trong những điệu Xòe: Hành trình Xòe trở thành Di sản văn hóa thế giới (Bài 5)
Phát triển đảng viên trong vùng giáo dân ở Hà Tĩnh: Những "hạt nhân" tăng trưởng (Bài 1)