Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Lễ hội Voodoo của người Haiti

Yến Nhi (Biên dịch theo Reuters) - 18:39, 07/11/2021

Ngày 02/11 vừa qua, người Haiti đã tổ chức lễ hội Voodoo, nhằm tri ân tổ tiên đồng thời cầu bình an, phước lành trước thực trạng cuộc sống khó khăn.

Người dân Haiti nhảy múa trong lễ hội Voodoo tại một nghĩa trang ở Port-au-Prince, Haiti (ngày 1/11/2021)- Ảnh: REUTERS
Người dân Haiti nhảy múa trong lễ hội Voodoo tại một nghĩa trang ở Port-au-Prince, Haiti (ngày 1/11/2021)- Ảnh: REUTERS

Tín ngưỡng Voodoo được xem là một trong những lễ hội cổ xưa nhất trên thế giới, với lịch sử lên đến 10.000 năm. Tín ngưỡng này có ý nghĩa tôn vinh người chết, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất trên thế giới, với hơn một nửa trong số 11 triệu dân số của Haiti theo tín ngưỡng Voodoo.

Hàng năm, lễ hội Voodoo thu hút rất đông những người hiếu kỳ với hàng chục những nghi lễ độc đáo. Hiến tế động vật là một trong những nghi thức được người dân ở đây quan niệm như một điều tốt đẹp: Nếu bạn dâng cho thần linh một thứ gì đó, họ sẽ ban lại cho bạn phước lành và sức khỏe. Vì những tính chất rất đặc thù của Voodoo mà nhiều nhà nghiên cứu đã xếp Voodoo như một tôn giáo, nằm trong hệ thống văn hóa của người Châu Phi.

Những người theo đạo Voodoo, được gọi là Pitit Fey, đang tham dự một buổi lễ kỷ niệm Ngày của người chết tại nghĩa trang Meyotte ở Kay Gouye, ở Port-au-Prince (Haiti) Ảnh: REUTERS.
Những người theo đạo Voodoo, được gọi là Pitit Fey, đang tham dự một buổi lễ kỷ niệm Ngày của người chết tại nghĩa trang Meyotte ở Kay Gouye, ở Port-au-Prince (Haiti) Ảnh: REUTERS.

Năm nay, nhiều người theo tín ngưỡng Voodoo ở quốc gia Caribe đã bắt đầu tập trung tại các nghĩa trang, mặc đồ trắng, mặt phủ đầy bột trắng, hát và nhảy múa như một phần của nghi lễ giao tiếp với linh hồn tổ tiên.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Reuters, Valcin Antoine, một linh mục người Haiti cho biết: “Bất chấp những khó khăn do thiếu thốn phương tiện đi lại gây ra, mọi người vẫn đến nghĩa trang để thực hiện các nghi lễ. Bạn thấy đấy, xe của tôi đã hết xăng”.

Valcin Antoine trong buổi lễ kỷ niệm Ngày của người chết tại nghĩa trang Meyotte ở Kay Gouye -Ảnh: REUTERS
Valcin Antoine trong buổi lễ kỷ niệm Ngày của người chết tại nghĩa trang Meyotte ở Kay Gouye -Ảnh: REUTERS

Antoine chia sẻ: “Chúng tôi không sợ khi làm công việc của các linh hồn, bởi vì chúng tôi được họ bảo vệ”.

Trong nhiều thập kỷ, Voodoo đã được miêu tả trong các bộ phim phương Tây như một giáo phái ma thuật đen, nhưng tín ngưỡng này đã được chính phủ Haiti công nhận là một tôn giáo chính thức vào năm 2003 dưới thời Tổng thống Jean-Bertrand Aristide.

Bên cạnh niềm tin kết nối con người với thiên nhiên và thần linh trong những nghi lễ Voodoo, điều lớn hơn được nhìn nhận trong lễ hội Voodoo là sự gắn kết cộng đồng của những người nô lệ trong xã hội Châu Phi cũ.

Người dân Haiti đi bộ đến nghĩa trang để tham dự lễ kỷ niệm Ngày của người chết ở Kay Kota, ở Port-au-Prince- Ảnh: REUTERS.
Người dân Haiti đi bộ đến nghĩa trang để tham dự lễ kỷ niệm Ngày của người chết ở Kay Kota, ở Port-au-Prince- Ảnh: REUTERS.
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.