Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp: Nâng cao giá trị hạt gạo xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 01:03, 25/12/2020

Tại Thanh Hóa, vụ lúa chiêm xuân 2020 vừa qua nông dân các nơi phấn khởi vì được mùa, giá bán cao. Có được kết quả này, một phần nhờ hiệu quả của việc liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp, cho ra một số loại gạo ngon nổi tiếng như: nếp cái Hoa Vàng, Ngọc Phố, Hương Thanh, kênh Bắc...

Gạo của công ty Sao Khuê được người tiêu dung đánh giá cao về chất lượng
Gạo của công ty Sao Khuê được người tiêu dung đánh giá cao về chất lượng

Với mong muốn gạo mang thương hiệu xứ Thanh đến được với nhiều thị trường, ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thương Mại Sao Khuê đã mạnh dạn đề nghị, được bắt tay với người nông dân tạo nên thương hiệu cho các loại gạo, cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương. Tháng 11/2019, nhà máy sản xuất lúa gạo Sao Khuê chính thức đi vào vận hành, đây cũng là nhà máy sản xuất gạo đầu tiên tại Thanh Hoá với quy mô sản xuất lớn.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa, vụ chiêm xuân 2020, Thanh Hóa gieo trồng được trên 116 nghìn ha lúa. Trong đó có trên 4,7 nghìn ha liên kết với các doanh nghiệp.

Nhà máy sản xuất 12 loại gạo, công suất 30 nghìn tấn/năm, cho doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm. Đến nay, công ty đã liên kết được hơn 1000 ha lúa tại nhiều các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như: Hà Trung, Đông Sơn, Triệu Sơn và một số tỉnh phía Nam…

Ông Thế Anh cho biết, tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, gạo nếp cái Hoa Vàng là đặc sản của vùng đất Nhà Nguyễn. Trước đây, loại nếp này chỉ được nông dân trồng mỗi nhà một ít cho gia đình ăn, toàn cánh đồng chỉ có khoảng 2ha.

Tuy nhiên, sau khi được công ty liên kết, cả xã đã trồng hơn 200 ha lúa nếp cái Hoa Vàng. Với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất từ gieo trồng, chăm sóc, quản lý dịch hại đến bao tiêu toàn bộ sản phẩm để chế biến đóng gói đưa ra thị trường, giá trị đã tăng gấp 3 lần so với trồng lúa khác.

Bà Đỗ Thị Theo ở xã Hà Long tỏ ra phấn khởi, vì từ nay gạo nếp cái Hoa Vàng đã có cơ hội trở thành một mặt hàng hấp dẫn trên thị trường.

“Đây là thứ gạo ngon thơm nổi tiếng tại địa phương đã bao đời nay, nhưng chưa có cơ hội được đưa ra thị trường. Sau khi công ty vào khảo sát và cam kết cùng nông dân sản xuất cũng như bao tiêu đầu ra sản phẩm. Chúng tôi thay đổi thói quen canh tác, từ đó năng suất đưa lại từ nếp cái Hoa Vàng đã tăng lên gấp nhiều lần. Giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập”, bà Theo nói.

Nhà máy gạo đầu tiên tại Thanh Hóa với quy mô sản xuất lớn
Nhà máy gạo đầu tiên tại Thanh Hóa với quy mô sản xuất lớn

Không chỉ nông dân huyện Hà Trung, nhiều nông dân tại huyện Triệu Sơn cũng được hưởng lợi từ mô hình liên kết với doanh nghiệp. Gia đình ông Đỗ Văn Chính ở xã Đồng Thắng trồng 7 sào lúa thơm, cũng liên kết sản xuất với Công ty cổ phần thương Mại Sao Khuê.

Tôi rất trăn trở làm sao có sản phẩm gạo chất lượng cao, an toàn… Đó là lý do chúng tôi bắt tay với nông dân để làm nên những loại gạo mang hương vị và tên tuổi của xứ Thanh.

Ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê

“Các khâu từ trồng đến thu hoạch đều được cơ giới hóa nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Chúng tôi được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn rất cặn kẽ, từ cách trồng và chăm sóc lúa, đến lúc thu hoạch cũng chỉ đứng trên bờ, nhận lúa chở lên đường nhập cho công ty”, ông Chính cho hay.

Ông Lê Xuân Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết: “Vụ chiêm xuân 2020, năng suất lúa tại Triệu Sơn đạt khoảng 65-66 tạ/ha giảm hơn so năm 2019 (gần 70 ta/ha).Nguyên nhân giảm năng suất, là do thời tiết khắc nghiệt, nhất là thời điểm lúa trổ gặp rét. Tuy nhiên, nhìn chung Triệu Sơn vẫn được mùa. Toàn huyện hiện có 250 ha lúa liên kết với các doanh nghiệp, trong đó có 160 ha liên kết với Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê. Giá lúa thu mua cao hơn thị trường nên giá trị cao hơn canh tác lúa thông thường từ 20-25%.

Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê, ông Đỗ Thế Anh nhận định, Thanh Hoá là một trong những tỉnh có diện tích lúa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ nhưng chưa nhiều người biết đến các loại gạo ngon của tỉnh này.

“Chẳng hạn khi nói đến Điện Biên, người ta biết đến gạo Điện Biên, hay Thái Bình có gạo tám thơm…Làm sao để người ta nhắc đến Thanh Hoá là nhắc đến thứ gạo nổi tiếng nào đó. Đó là lý do chúng tôi bắt tay với nông dân để làm nên những loại gạo mang hương vị và tên tuổi của xứ Thanh”, ông Thế Anh cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.