Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Long An: Tín dụng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững

Mai Hương - 15:00, 25/12/2019

Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân ở tỉnh Long An vươn lên thoát nghèo. Những đồng vốn tưởng như ít ỏi nhưng với những gia đình nghèo nơi đây là vô cùng hữu ích, khi mang tới những cơ hội thay đổi cuộc sống cho họ.

Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình ông Huỳnh Văn Lượm đầu tư sản xuất thanh long và mang lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên thoát nghèo bền vững
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình ông Huỳnh Văn Lượm đầu tư sản xuất thanh long và mang lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên thoát nghèo bền vững

Gia đình ông Nguyễn Văn Mười được biết đến là một tấm gương trong phong trào làm kinh tế tại ấp Bình Thạnh, xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ. Trước đây, gia đình ông rất khó khăn, luôn nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo của xã. Năm 2016, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH huyện, ông Mười đã mua dê giống đầu tư chuồng nuôi. Nhờ chăm sóc tốt, đàn dê đã phát triển và cho thu nhập ổn định khoảng 50 triệu đồng/năm, kinh tế gia đình cũng dần được cải thiện hơn.

Hay như gia đình ông Huỳnh Văn Lượm (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành), nhờ tiếp cận vốn vay của Ngân hàng CSXH từ 10 triệu đồng, rồi 30 triệu đồng, gia đình ông đã đầu tư nuôi bò, trồng thanh long và cấy lúa. Ông Lượm cho biết: Nhờ vốn vay tín dụng chính sách, gia đình tôi thuận lợi hơn trong đầu tư con giống và vật tư nông nghiệp. Từ đó, hiệu quả kinh tế được nâng cao, gia đình có thu nhập ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Bá Chuyên, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH, Chi nhánh tỉnh Long An cho biết: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả góp phần cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho người dân nhất là những mô hình trọng điểm, như đáp ứng cho các xã vùng hạn kéo nước sinh hoạt, mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở 4 xã của huyện Cần Đước; đầu tư hơn hàng nghìn con bò cho hộ nghèo và cận nghèo; đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho nông dân trong toàn tỉnh trồng thanh long, trồng thơm (dứa) và tiểu thương buôn bán kinh doanh sản xuất...

Đến nay, tổng dư nợ vay vốn trên địa bàn tỉnh đạt 3.285 tỷ đồng với 16 chương trình cho vay. Tính đến hết tháng 11/2019, toàn tỉnh có trên 11.500 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, nguồn vốn còn hỗ trợ cho hơn 13.300 hộ gia đình xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh, góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường... 

Đặc biệt, trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH”, nguồn vốn tín dụng CSXH tại tỉnh Long An đã góp phần giúp gần 34.000 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 4,03% năm 2016 xuống còn 2,21% (tính đến 9 tháng đầu năm 2019). 

Nguồn vốn CSXH cùng với các nguồn vốn khác của địa phương đã góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội ở Long An. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đồng thời nâng cao chất lượng các huyện điểm, điển hình về văn hóa của tỉnh và tiến tới xây dựng thành công nhiều huyện đạt nông thôn mới. 

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.