Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Lồng ghép vốn thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói”

Vân Khánh - CĐ - 12:08, 29/11/2021

Lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2025.

Vốn thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025 được tích hợp vào các chương trình, dự án; trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Vốn thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025 được tích hợp vào các chương trình, dự án; trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Theo khẳng định của đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 không có dòng kinh phí riêng, mà chỉ tích hợp vào các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, chủ yếu là kinh phí từ 3 chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Chính vì thế, các địa phương cần rà soát địa bàn các xã để lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chương trình “Không còn nạn đói”.

Đơn cử, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã xây dựng Dự án số 7 - “Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em”. Trong đó, chú trọng vào chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Trước đó, theo Quyết định số 712/QĐ-TTg, ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025, nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình gồm: Ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Nguồn vốn lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, các chương trình mục tiêu, chương trình, dự án khác; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình; Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.


Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.