Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp 100% học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đỗ đại học điểm cao

PV - 15:57, 21/09/2021

Trong kỳ xét tuyển đại học vừa qua, lớp 12A1 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 100% em đỗ đại học. Các em, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn.

Lớp 12A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 34/34 học sinh đỗ đại học (đạt tỉ lệ 100%) với 26 điểm trở lên
Lớp 12A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 34/34 học sinh đỗ đại học (đạt tỉ lệ 100%) với 26 điểm trở lên

Sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, một lớp học thuộc Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An (tỉnh Nghệ An) có 34 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đỗ đại học (đạt tỷ lệ 100%), trong đó nhiều em đậu trường tốp đầu của cả nước.

Riêng thí sinh Lô Quỳnh Trang là thủ khoa khối A00 miền Bắc của Học viện quân Y với số điểm 29,7 (đã cộng điểm ưu tiên).

Thầy Cao Xuân Hùng, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 vui mừng và tự hào về các em sau khi biết kết quả trên. Đây là lần đầu tiên thầy chủ nhiệm một lớp học mà có 100% học sinh đỗ đại học.

Theo thầy Hùng, trong số 34 học sinh của lớp thì phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ có 5 học sinh người Kinh nhưng các em đều đến từ những xã thuộc vùng khó khăn, biên giới… Kết quả ngày hôm nay là sự cố gắng không ngừng của cả thầy và trò trong suốt thời gian qua. Chặng đường phía trước của các em còn rất dài, thầy Hùng cũng hi vọng các em sẽ nổ lực hơn nữa để vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Em Lương Thị Lan Anh, lớp trưởng lớp 12A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An vui mừng khi biết mình là tân sinh viên của Trường đại học Y Hà Nội.
Em Lương Thị Lan Anh, lớp trưởng lớp 12A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An vui mừng khi biết mình là tân sinh viên của Trường đại học Y Hà Nội.

Trong kỳ thi vừa qua em Lương Thị Lan Anh, lớp trưởng lớp 12A1 đạt 29,75 điểm (đã tính điểm ưu tiên) và đỗ vào Trường đại học Y Hà Nội. Mấy ngày nay, mọi người trong lớp đã gọi điện, nhắn tin để chúc mừng nhau sau khi biết cả lớp đã đỗ đại học. Trong lớp 34 bạn thì chỉ duy nhất có một bạn làm đơn xét học bạ nhưng cũng đã đỗ đại học.

"Vì là học sinh nội trú nên chúng em thiệt thòi hơn nhiều so với các bạn học trường khác. Đây cũng là lí do em luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Để có kết quả ngày hôm nay thì ngoài kiến thức cơ bản thầy cô dạy trên lớp, em cố gắng tìm tòi học hỏi từ các bạn và các chương trình trên mạng", Lan Anh chia sẻ.

Em Lộc Thị Vân Anh cũng là một trong những thành viên của lớp 12A1 đậu vào Trường đại học Bách khoa Hà Nội với 29,4 điểm (tính cả điểm ưu tiên). Với số điểm này, Vân Anh đã đỗ vào ngành IT2 - Kỹ thuật máy tính, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông của trường.

34 học sinh lớp 12 A1, chụp ảnh lưu niệm cùng nhau
34 học sinh lớp 12 A1, chụp ảnh lưu niệm cùng nhau

Nhà cách trường gần 100 km, điều kiện còn nhiều khó khăn, ngày bước chân vào trường em cũng rất bỡ ngỡ nhưng được sự động viên của thầy cô, bạn bè Vân Anh đã cố gắng hết sức mình để không phụ lòng mọi người .

"Trong quá trình học, em phải tự rèn luyện từng giờ, từng ngày và áp dụng các phương pháp như: Đọc nhiều, tư duy nhiều, quan sát… Ngoài ra cần nắm bắt kiến thức cơ bản trên lớp mà thầy cô giáo đã truyền đạt cho mình và về nhà phải biết cách vận dụng", Vân Anh chia sẻ bí quyết học tập của mình.

Em Lộc Thị Vân Anh bên mái trường yêu dấu của mình.
Em Lộc Thị Vân Anh bên mái trường yêu dấu của mình.

Theo thầy Mai Văn Đạt, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, nhà trường có 149 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học. Trong đó có đến 36 thí sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên), riêng lớp 12A1 đỗ đại học đạt tỉ lệ 100%.

"Thực sự không có niềm vui nào hơn khi các em đã có một kết quả tốt trong kỳ xét tuyển đại học. Vốn là những học sinh có điều kiện khó khăn nhưng các em đã làm được "điều không tưởng". Nhà trường mong muốn sau này tốt nghiệp các em có công ăn việc làm ổn định, một tương lai tươi sáng, xứng đáng là những học trò của mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An".

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.