Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Mất cắp cổ vật - Bao giờ mới chấm dứt?

Hồng Phúc - 09:52, 30/06/2021

Những cổ vật ở chốn tâm linh không cánh mà bay, là hiện trạng nhiều năm nay ở các địa phương. Nhưng đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính thức của cấp có thẩm quyền, hay lực lượng liên quan nào là đến bao giờ mới chấm dứt thực trạng này.

Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý tại đình, đền, chùa tạo điều kiệm cho kẻ gian dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp. (Ảnh: Tư liệu)
Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý tại đình, đền, chùa tạo điều kiện cho kẻ gian dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp. (Ảnh: Tư liệu)

Nỗi buồn cổ vật

Vừa qua, ông Tạ Đình Hạp, Ban Quản lý di tích xã Dị Nậu, huyện Tam Nông (Phú Thọ) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ trộm tại Đền Quốc Tế. Kẻ trộm đã lấy đi nhiều sách cổ và sắc phong tại ngôi đền cổ có tuổi đời gần 2.300 năm này.

Theo đó, đêm ngày 22/5, lợi dụng đêm tối và khu vực xa dân, kẻ trộm đã đột nhập và dùng xà beng phá két sắt, rồi lấy đi 40 sắc phong và nhiều sách cổ chữ Hán. Đây đều là những cổ vật có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.

Khoảng hơn chục năm nay, Bắc Giang xảy ra gần 50 vụ mất cắp tại di tích. Kẻ gian lấy đi hàng trăm di vật, cổ vật, như: Tượng thờ, sắc phong, câu đối cổ, chuông đồng, chấp kích, lư hương...

Pho tượng Thích Ca đản sinh bằng đồng màu đen tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã bị mất cắp tới lần… thứ ba, sau khi được hoàn trả nguyên vẹn sau 2 lần mất trước.

Những vụ việc trộm cắp cổ vật cho thấy, các đối tượng ngày càng táo tợn, tinh vi và có tổ chức. Điều đáng nói là, dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, nhưng phần lớn cổ vật bị mất trộm vẫn bặt vô âm tín, trừ một số rất ít được cơ quan Công an và Hải quan phát hiện khi chúng được vận chuyển qua cửa khẩu.

Nhiều chuyên gia văn hóa bày tỏ lo ngại trước tình trạng “chảy máu” cổ vật. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề nghiên cứu khoa học, mà còn đặt văn hóa, lịch sử của nước ta trước sự biến mất mãi mãi, khi các hiện vật quá trình nghiên cứu bị gián đoạn.

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê có pho tượng bị mất trộm lần thứ ba.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê có pho tượng bị mất trộm lần thứ ba.

Mất bò nhưng vẫn chưa làm chuồng?

Mất cổ vật dù, không phải chuyện ngày hôm qua, nhưng trên thực tế để xảy ra tình trạng trên, có lẽ phần nhiều đến từ nguyên nhân công tác trông coi, bảo vệ cổ vật hiện nay còn đang lỏng lẻo. Phần lớn người trông coi tại các di tích hiện nay, chủ yếu là các bậc cao niên, đội ngũ tự quản. Vì vậy, việc trông coi, bảo vệ di tích chưa bảo đảm nghiêm ngặt, chưa phù hợp với hiện trạng các di tích cần được trông coi, bảo vệ.

Luật Di sản văn hóa không quy định rõ khi để mất cổ vật, trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Nhưng, theo Chỉ thị 05/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích có yêu cầu UBND cấp xã, phường, thị trấn thành lập các tổ chức an ninh tự quản tại các thôn, làng để canh gác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm di tích, quy định trách nhiệm cụ thể của UBND cấp xã, phường trong việc bảo vệ di tích trên địa bàn, không “khoán trắng” cho Nhân dân địa phương hoặc người trông coi.

Thế nhưng, có thể thấy, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi để xảy ra việc mất cắp di vật, hiện vật chưa được Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật quy định rõ ràng. Tại một số huyện đã có chính sách hỗ trợ cho người trông coi, bảo vệ di tích, nhưng cơ chế chính sách hỗ trợ rất nhỏ, chưa gắn được trách nhiệm trong công tác này.

Theo nhà nghiên cứu Mỹ thuật cổ, TS. Trần Hậu Yên Thế, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, hiện nay, ý thức bảo vệ cổ vật của người dân, người quản lý ở các di tích quốc gia đã được nâng lên, nhưng cần phải tăng cường các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm an ninh cho cổ vật quý. Các giải pháp đó có thể tốn kém, nhưng không làm thì khó lòng giữ được di sản.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, thì câu chuyện trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương lại được đặt ra vấn đề cấp thiết hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng tại các chùa...

Có sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng, thì chúng ta mới có thể bảo vệ được những kho báu văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...