Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Một số điệu múa của người Cao Lan ở Tuyên Quang

PV - 14:44, 06/08/2020

Người Cao Lan sinh sống ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Cao Lan không thể không nhắc tới những điệu dân vũ và nổi tiếng đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Cao Lan.

Một điệu múa của dân tộc Cao Lan.
Một điệu múa của dân tộc Cao Lan.

Người Cao Lan không có những điệu múa mang tính cộng đồng như múa xòe của người Thái mà chỉ có những điệu múa theo nhóm. Hầu hết các điệu múa này đều phục vụ cho các sinh hoạt tín ngưỡng, cúng thần linh, đám chay, đám ma. Những điệu múa này diễn tả lại một cách cách điệu hóa, phản ánh các hoạt động sinh hoạt của cuộc sống cộng đồng

Điệu múa Soọc cộng (múa xúc tép): Diễn tả cuộc đi xúc tép dưới suối của các cô gái Cao Lan. Điệu múa này thời xưa chỉ có nam giới diễn, vì phụ nữ không được tham gia vào những công việc thuộc về nghi lễ tâm linh. Số người múa khoảng 8 -10 người, chia làm hai giới. Giới nữ mặc váy xắn lên trên gối. Tiếng nhạc nổi lên, mỗi “cô gái” (nam đóng) cầm vợt nhảy theo tiếng trống có kèn đệm. Không khí vui nhộn, đoàn múa vừa đi vừa nhảy, tay cầm vợt xúc xuống nước đi theo hình ngoằn nghèo như dòng suối. Nhạc trống mỗi lúc một dồn dập, khi xúc được cá to họ reo lên “hui hui” và cười vui.

Điệu múa Pong loóng (múa giã cốm): Đây cũng là một điệu múa độc đáo của người Cao Lan. Đây là điệu múa cảm ơn Thần Nông cho làm ăn được mùa, còn gọi là múa ăn cơm mới. Điệu múa này không diễn ra ở các cuộc nghi lễ tín ngưỡng mà chỉ diễn ra ở tết mừng cơm mới.

Điệu múa Lồng nộc lau (múa đôi chim cu xuống ruộng): Bối cảnh, vào một buổi trời đẹp, một con chim cu (cu gáy cái) sà xuống ruộng lúa mới thu hoạch nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chim cu đực bay vài vòng rồi sà xuống ghẹ chim mái. Cu đực bay vờn cất tiếng gù tỏ tình...Cứ như vậy họ múa đôi theo nhịp trống nhạc, khi trầm bổng, lúc du dương thể hiện đôi chim quấn quýt lấy nhau. Điệu múa này trước đây do hai người nam thể hiện (một người đóng chim cu mái), mang đầy ý nghĩa phồn thực. Đây là điệu múa nổi tiếng đã được nhiều đoàn văn công khai thác nâng cao, biểu diễn phục vụ công chúng trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.