Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Mù Cang Chải (Yên Bái): Trên 500 phụ nữ và trẻ em gái Mông được xóa mù chữ

BĐT - 14:32, 23/03/2023

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái vừa phối hợp với UBND huyện Mù Cang chải tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Mông trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2022.

Các học viên nhận chứng nhận học viên tiêu biểu
Các học viên nhận chứng nhận học viên tiêu biểu

Tham dự có đại biểu Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội LHPN huyện Mù Cang Chải và đại biểu các xã, các trường học và học viên tiêu biểu.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh về việc tổ chức lớp xóa mù chữ  cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Mông trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, giai đoạn 2020 - 2022, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, Hội LHPN, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải tích cực triển khai các lớp xóa mù.
Trong 3 năm từ 2020 - 2022, Hội đã phối hợp mở 22 lớp xóa mù chữ cho 503 học viên tại 8 xã: Nậm Có, Lao Chải, Khao Mang, Cao Phạ, La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Chế Tạo và Chế Cu Nha. Các lớp được khai giảng đúng tiến độ, học viên nhiệt tình tham gia, tỷ lệ chuyên cần tại các lớp đạt 80%.

Kết quả nghiệm thu sau khi kết thúc chương trình học, 503/503 học viên hoàn thành chương trình và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn biết chữ giai đoạn 1 (lớp 1 - lớp 3), trong đó 62 học viên được Hội LHPN tỉnh tặng chứng nhận học viên tiêu biểu.

Tại Hội nghị tổng kết, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; các thầy cô giáo và học viên cũng chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng trong quá trình tham gia các lớp học. Các ý kiến được Hội LHPN tỉnh tổng hợp, tiếp thu để phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tham mưu cho tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ cho phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.