Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mùa “cõng” dứa ở xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 16:19, 06/04/2022

Vào mùa thu hoạch dứa (kéo dài từ 3 đến 4 tháng/năm) tại Thanh Hóa, người lao động ở khắp nơi, lại tìm đến các các địa phương trồng nhiều dứa như Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định, Như Thanh, Như Xuân, thị xã Bỉm Sơn... để tìm việc làm thuê. Mỗi ngày người lao động “cõng” dứa thuê có thể kiếm được từ 500.000 - 700.000 đồng., nhiều nhất vào chính vụ là tháng Tư và tháng Năm. Đây là khoản thu nhập không nhỏ, để người lao động có thêm điều kiện chi phí, trang trải cuộc sống của gia đình trong năm.

Nghề bốc vác dứa thuê tuy vất vả nhưng cho thu nhập tương đối cao
Lao động nam nhận việc nặng nhọc là vác dứa ra xe, tùy theo sức khỏe, mỗi sọt dứa nặng từ 60-90 kg
Lao động nữ làm việc nhẹ là bẻ dứa
Lao động nữ sẽ làm việc nhẹ hơn như là bẻ dứa

Vào mùa thu hoạch dứa, người trồng dứa rất cần nhân công. Đối với lao động nữ sẽ đảm nhiệm việc bẻ dứa; lao động nam công việc nặng nhọc hơn là sẽ “cõng” dứa từ đồi ra xe ô tô của thương lái. Thu nhập của họ tùy sức khỏe và lượng dứa thu hái được.

Chính vì vậy, lao động yêu cầu phải có sức khỏe dẻo dai và có kỹ thuật. Mỗi sọt dứa nặng từ 60-90kg nên chỉ nam giới có sức khỏe mới làm được. Tuy khó khăn, vất vả là thế nhưng công việc "cõng" dứa thuê  đã và đang tạo việc làm theo mùa vụ và tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.

Anh Bùi Văn Đoàn, dân tộc Mường (huyện Thạch Thành) cho biết: Khi có lái buôn liên hệ tìm những người làm thuê, thì chúng tôi đi theo xe ô tô để đến các đồi dứa để thu hoạch và vận chuyển; trung bình mỗi đội vác thuê có khoảng 20-30 người.

Nhóm thợ của anh Bùi Văn Đoàn, dân tộc Mường ở Thạch Thành xuống xã Hà Trung thu hoạch dứa thuê có 20 người, trung bình mỗi ngày thu hoạch khoảng 30-50 tấn dứa quả
Nhóm lao động của anh Bùi Văn Đoàn, dân tộc Mường ở Thạch Thành xuống xã Hà Trung thu hoạch dứa thuê có 20 người, trung bình mỗi ngày thu hoạch khoảng 30-50 tấn dứa quả

“Nghề bốc dứa thuê rất vất vả nhưng đổi lại có thể bỏ túi tiền triệu mỗi ngày, tùy vào sức khỏe và lượng dứa bốc được.Người sức khỏe kém hơn, cũng có thể kiếm được 500-700 nghìn đồng/ngày, số tiền công kiếm được cao hơn nhiều so với các nghề khác”, anh Đoàn phấn khởi thông tin.

 “Cõng” dứa từ đồi ra xe ô tô của thương lái. Thu nhập của họ tùy sức khỏe và lượng dứa thu hái được
Thu nhập của lao động từ việc “cõng” dứa từ đồi ra xe ô tô của thương lái, tùy sức khỏe và lượng dứa thu hái được
Dứa thu hoạch trong 4 tháng nhưng cần nhiều lao động nhất là tháng 4 và 5 là tháng chính vụ
Dứa thu hoạch trong 4 tháng nhưng cần nhiều lao động nhất là tháng 4 và 5 là tháng chính vụ

Có thể nói, nghề trồng dứa ở Thanh Hóa, không những giúp nhiều gia đình làm giàu, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của địa phương và các vùng lân cận. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch, kéo dài khoảng 18 tháng nên giải quyết được nhiều lao động thời vụ. Đặc biệt, thu hút nhiều lao động trong 4 tháng thu hoạch.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.