Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Đức Bình - 06:08, 20/11/2023

Trong thời gian qua, nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào DTTS tại một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng đã từng bước được nâng cao.

Nhờ triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn xã Tham Đôn ngày càng khởi sắc
Nhờ triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn xã Tham Đôn ngày càng khởi sắc

Có nhà, có nghề mưu sinh

Xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là địa phương có tỷ lệ người DTTS chiếm trên 73% trong tổng số dân. Trong số này, đồng bào dân tộc Khmer chiếm đa số, với hơn 3 nghìn hộ và gần 14 nghìn người. Trong thời gian gần đây, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã tích cực triển khai Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. 

Gia đình của chị Trương Thị Sà Phal, cư trú tại ấp Phnô Cam Bốth, xã Tham Đôn, trong những năm qua, là hộ gia đình khó khăn và không có đất sản xuất, cả nhà trông chờ vào thu nhập từ công việc làm thuê, làm mướn. Nhờ vào nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, gia đình chị đã nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để chuyển đổi nghề. Chị Phal chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình tôi có được một chiếc máy nổ và thuyền để chuyển sang nghề giăng lưới, đánh bắt cá dưới sông. Hiện nay, thu nhập trung bình hằng ngày khoảng từ 200.000 - 300.000 đồng. Mặc dù khoản tiền không phải là lớn, nhưng đã giúp cuộc sống của gia đình dễ dàng hơn nhiều.

Còn cụ Liêu Thị Sà Mít, ở ấp Cần Giờ 2 là đối tượng người già neo đơn. Trong những năm qua, cụ Mít phải sống trong căn nhà tạm rách nát, khi mưa gió thì rất khổ cực. Nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, cụ được hỗ trợ xây dựng căn nhà mới thay thế căn nhà cũ đã xuống cấp. Giờ đây có căn nhà mới, cụ yên tâm hơn trong cuộc sống, nhất là vào thời điểm mùa mưa năm nay.

Được biết, trong năm 2022, từ nguồn vốn được phân bổ, xã Tham Đôn đã triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 7 hộ với số tiền 21 triệu đồng. Ngoài ra, xã cũng đã mở 1 lớp đào tạo nghề đan giỏ với số lượng 16 lao động tham gia học nghề. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay đã triển khai xây dựng công trình chợ Tham Đôn thuộc dự án 4 của Chương trình MTQG 1719 với số vốn đầu tư trên 400 triệu đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách hộ gia đình được hỗ trợ đất ở, nhà ở thuộc Dự án 1 của Chương trình, xã đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho 4 hộ DTTS với mức hỗ trợ mỗi căn 44 triệu đồng, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng.

Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hỗ trợ con giống để phát triển kinh tế gia đình.
Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hỗ trợ con giống để phát triển kinh tế gia đình.

Bà Đặng Thị Cẩm Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Tham Đôn cho biết, công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Để đảm bảo hiệu quả, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình được kiện toàn và các cuộc họp định kỳ hằng tháng được tổ chức để đánh giá kết quả thực hiện, xác định và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, cùng với việc đề xuất các biện pháp hỗ trợ từ các cấp có thẩm quyền. Công tác triển khai được thực hiện một cách toàn diện, từ cấp xã đến từng ấp và các tổ hội. Đồng thời, công tác thông tin và truyền thông được thực hiện Tthường xuyên để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Chương trình với nhiều hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Không còn nỗi lo đường bùn, lầy lội

Trong thời gian gần đây, khi có dịp thăm các phum sóc và vùng quê thuộc huyện Châu Thành, nhiều người sẽ dễ nhận ra những sự thay đổi tích cực trong đời sống của người dân địa phương. So với nhiều năm trước, khi hạ tầng giao thông ở các xã còn gặp khó khăn do thiếu đầu tư, thì hiện nay, đường đi thuận lợi, được cứng hóa và duy trì sạch sẽ. Các khu vực liền kề, từ xã đến xã, ấp đến ấp đã trở nên dễ dàng cho việc đi lại và thúc đẩy giao thương giữa các vùng lân cận. Đồng thời, trường học và trạm y tế cũng đã nhận được đầu tư, được xây dựng khang trang với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong khu vực.

Từ nguồn vốn Chương trình 1719, tuyến đường bêtông ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa được đầu tư xây dựng.
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tuyến đường bêtông ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa được đầu tư xây dựng.

Chị Sơn Thị Nương, ở ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành tỏ ra rất phấn khởi: "Trước đây, cầu cũ hẹp, đường thì nhỏ, gây khó khăn cho việc di chuyển của mọi người lắm. Nhưng hiện nay, với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, tuyến đường và các cây cầu bê tông đã trở nên thông thoáng hơn. Sự cải thiện này không chỉ là niềm vui của gia đình tôi mà còn là niềm hạnh phúc của toàn bộ người dân sinh sống ở đây”.

Ông Thạch Được, Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp Sa Bâu cho biết: Ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa nơi có đông bà con Khmer sinh sống với sinh kế gắn liền cùng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng màu. Nhiều con đường đất mặc dù đã từng được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa mỗi khi vào đợt thu hoạch rộ, bởi bề rộng mặt đường vẫn còn hạn chế. "Ấp Sa Bâu vừa được đầu tư con đường rộng 3m từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, bà con nơi đây rất phấn khởi. Từ nay việc đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, tôi cũng vận động bà con trồng hoa kiểng, bảo dưỡng con đường để được sử dụng lâu dài hơn", ông Thạch Được chia sẻ thêm.

Bà Đặng Thị Diễm Phương, Chủ tịch xã Thuận Hòa cho biết: Xã Thuận Hòa từng là xã đặc biệt khó khăn và đồng bào Khmer chiếm đến hơn 70%. Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG 1719, từ năm 2022 đến nay, nguồn vốn từ Chương trình đã xây dựng được một số công trình giao thông nông thôn với kinh phí trên 5 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn cũng được sử dụng vào việc duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng, góp phần hỗ trợ địa phương trong việc hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

Theo Báo cáo từ xã Thuận Hòa, từ nguồn vốn của Chương trình này, năm 2022 xã đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 14 hộ dân và chuyển đổi ngành nghề cho 8 hộ, tổng kinh phí 122 triệu đồng. Trong năm 2023, huyện Châu Thành giao chỉ tiêu cho xã hỗ trợ nhà ở là 38 hộ, chuyển đổi ngành nghề 41 hộ và nước sinh hoạt phân tán 20 hộ. Hiện xã đã họp dân và lập danh sách đề nghị để khi có nguồn vốn sẵn sàng triển khai thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.