Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 30 tỷ USD

Hoàng Minh - 07:13, 27/12/2024

Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành Nông nghiệp.

Xuất khẩu nông sản chiếm 50% giá trị ngành nông nghiệp (Ảnh IT)
Xuất khẩu nông sản chiếm 50% giá trị ngành nông nghiệp. (Ảnh IT)

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, hạn hán, mưa lũ... gia tăng cả về tần suất và cường độ.

Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất trồng trọt tại 26 tỉnh, thành phía Bắc (gây ngập úng, ảnh hưởng đến 285.000ha lúa vụ mùa, 61.000ha hoa màu và 39.000ha cây ăn quả).

Còn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại khoảng 43.000ha cây trồng (190ha giảm năng suất trên 70%, gần 12.000ha giảm năng suất từ 30 - 70%, hơn 31.000ha giảm năng suất dưới 30%)...

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã chủ động xây dựng sớm, kịp thời kế hoạch sản xuất với các giải pháp cụ thể, linh hoạt, bám sát thực tế sản xuất, nhanh chóng ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, khôi phục sản xuất hiệu quả.

Cụ thể, đối với sản xuất lúa, tổng diện tích gieo cấy cả nước đạt hơn 7 triệu ha, năng suất 61 tạ/ha, sản lượng hơn 43 triệu tấn. Cây ăn quả tổng diện tích hơn 1,2 triệu ha, sản lượng các cây cơ bản đều tăng, riêng nhóm cây có múi, nhãn, vải giảm (nhãn giảm 16,7%). Cây công nghiệp tổng diện tích hơn 2 triệu ha, sản lượng cao su tăng 7,5%; tiêu, điều giảm gần 3%. Đối với cây hàng năm, rau các loại tăng hơn 2%; khoai lang, lạc, đậu tương giảm cả về diện tích và sản lượng.

Diện tích đất lúa được chuyển đổi sang cây hàng năm hơn 76 nghìn ha, sang cây lâu năm hơn 23 nghìn ha, trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản hơn 16 nghìn ha. Diện tích tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên hơn 55 nghìn ha.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 1,9%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp (gạo 5,8 tỷ USD, cà phê 5,5 tỷ USD, rau quả 7,2 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, cao su 3,2 tỷ USD…).

Về công tác quản lý giống cây trồng, Cục Trồng trọt đã công nhận, gia hạn lưu hành 124 giống cây trồng (74 giống lúa, 18 giống ngô, 32 giống cây ăn quả, cây công nghiệp); tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng; ban hành 246 giấy chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo xuất đi châu Âu hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan; theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng 13 dự án giống thuộc Chương trình giống giai đoạn 2021 - 2030 thuộc lĩnh vực trồng trọt.

Bên cạnh đó, nhận 254 đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, cấp mới bằng bảo hộ giống cây trồng đối với 179 giống; đình chỉ 93 bằng bảo hộ giống cây trồng do không nộp phí duy trì; cấp lại 10 bằng bảo hộ thay đổi chủ sở hữu; phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ cho 12 giống cây trồng; ghi nhận chuyển nhượng và cấp lại bằng bảo hộ cho 6 giống cây trồng. Các địa phương cấp 1.400 mã số vùng trồng phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước.

Tin cùng chuyên mục
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.