Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Năm 2024, Lễ hội đền Hùng sẽ kéo dài 10 ngày từ ngày 9/4 đến 18/4

T.Hợp - 09:15, 04/03/2024

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm nay được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì sẽ kéo dài 10 ngày, được tổ chức từ ngày 1 - 10 tháng 3 (âm lịch) tức là từ ngày 9/4 đến 18/4 tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ..

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

UBND tỉnh Phú Thọ vừa báo cáo về việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.

Theo đó, về phần lễ, các thủ tục, nghi lễ được thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống của dân tộc, quy định của Nhà nước, đảm bảo tính trang nghiêm, thành kính.

Phần hội đảm bảo không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo sự hài lòng cho nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội; tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao đảm bảo hợp lý về thời gian, địa điểm, khuyến khích xã hội hóa ở mức cao nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động tưởng nhớ công lao các vua Hùng như Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”...

Tỉnh ủy Phú Thọ đề nghị công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp xây dựng kế hoạch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho các hoạt động trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội.

UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động triển khai các hoạt động theo kế hoạch, phối hợp Khu di tích lịch sử đền Hùng và các địa phương triển khai kế hoạch tổ chức đảm bảo hài hòa, hiệu quả.

Khu Di tích lịch sử đền Hùng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Ban tổ chức về mọi hoạt động diễn ra tại Khu Di tích; đồng thời phối hợp sở, ngành, địa phương để các hoạt động diễn ra trang nghiêm, thành kính, vui tươi, an toàn, ấn tượng, tiết kiệm...

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.