Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nấm mối rừng

BTK - 16:10, 28/10/2019

Ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán.

Nấm mối rừng

Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi hái nấm mối thì thời gian phát triển của nấm rất ngắn. Nấm mọc từ trong đêm, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì bắt đầu mọc rộ và chỉ trong vòng 3 - 4 tiếng đồng hồ sau sẽ nở bung. Vì vậy, việc hái nấm thường diễn ra vào sáng sớm, thậm chí phải đi lúc 3 - 4 giờ sáng, vì nếu không, chỉ ít lâu sau khi nở, nấm sẽ tàn lụi. Nấm mối thường mọc trên những trảng đất bằng hoặc những ụ đất cao tương đối thoáng và có độ che phủ của tán rợp cây vừa phải.

Đặc biệt, ở những nơi có nhiều ụ mối là nấm hay mọc nhất. Nấm mối sau khi hái hoặc mua về chỉ cần cạo sạch lớp đất bám ở thân và ngâm qua nước muối là có thể chế biến. Do mọc tự nhiên và chỉ có vào mùa mưa nên nấm mối được xem là đặc sản.

Anh Lê Văn Tú ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) thường đi tìm nấm mối về bán mấy năm nay cho biết: “Gia đình tôi từ miền Trung vào Đăk Nông lập nghiệp, thời gian đầu cũng chỉ lấy nấm mối về phục vụ bữa ăn thôi nhưng sau thấy nhiều quá ăn không hết lại mang bán cho những nhà xung quanh. Năm nào trong rẫy của tôi cũng đều có nấm mối mọc, nhiều lắm, nên thường hái bán kiếm được khá tiền”.

Theo y học, nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là một loại dược liệu ngăn ngừa bệnh ung thư. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thì thân nấm vừa giòn vừa dai, mũ nấm rất mềm. Vì vậy, dù có giá cao nhưng nhiều gia đình vẫn ưa chuộng và tìm mua về chế biến bằng được vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà chế biến nấm mối dưới nhiều dạng như xào thịt bò, đổ bánh xèo, chiên trứng, nấu cháo…


Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ người Ba Na Kriêm (nhánh địa phương thuộc dân tộc Ba Na), tại xã Vĩnh Sơn (Gia Lai) vẫn âm thầm, bền bỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Họ học đánh cồng chiêng, say mê múa xoang, hát dân ca..., như một cách để khẳng định rằng, văn hóa truyền thống của dân tộc mình không hề phai nhạt, mà đang tiếp tục được thắp sáng trong cộng đồng.