Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Brâu và Rơ Măm

PV - 15:10, 22/03/2023

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh DTTS rất ít người (dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm). Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển các dân tộc rất ít người này về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Học sinh DTTS người Brâu đọc sách tại thư viện. Ảnh: T.L
Học sinh DTTS người Brâu đọc sách tại thư viện. Ảnh: T.L

Năm học 2022 - 2023, tỉnh Kon Tum có 379 học sinh DTTS rất ít người đang cư trú trên địa bàn tỉnh (dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm) theo học ở cấp mầm non và phổ thông; trong đó, dân tộc Brâu có 156 học sinh, dân tộc Rơ Măm có 223 học sinh.

Thực hiện Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người; các em học sinh dân tộc Brâu, học sinh dân tộc Rơ Măm được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng; trẻ mẫu giáo được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/tháng; học sinh học tại các trường tiểu học, THCS, THPT được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/tháng; học sinh học tại các trường PTDT bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/tháng; học sinh học tại các trường PTDT nội trú, học sinh, sinh viên học tại các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/ tháng.

Từ việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học sinh DTTS rất ít người trên địa bàn tỉnh, nhận thức của cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc học tập của con em DTTS rất ít người được nâng lên. Đa số cha mẹ học sinh đã quan tâm, nhắc nhở con em trong việc học tập, nhất là việc đi học chuyên cần; phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con em trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị, địa phương; số học sinh người dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT ngày càng tăng.

Thầy giáo Nguyễn Văn Đại - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) cho hay: “Nhà trường hiện có 71 học sinh là người Brâu. Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, một số học sinh dân tộc Brâu có thành tích tốt còn được các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, qua đó đã tiếp thêm nhiều động lực cho các em trong quá trình học tập. Cụ thể, nhà trường có 5 em được nhận học bổng đến khi học xong đại học (6 triệu đồng/em/năm); 5 em được hỗ trợ kinh phí học tập 3 triệu đồng/em/năm; 2 em được hỗ trợ 4,5 triệu đồng/em/năm. Hiện nay, tất cả các em học sinh dân tộc Brâu đi học rất chuyên cần, chăm ngoan, các em ý thức được ý nghĩa của việc tích lũy kiến thức trong nhà trường để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Brâu và bản sắc văn hóa dân tộc Rơ Măm được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng thực hiện thông qua việc giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương, tích hợp trong các môn học ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân và lồng ghép vào trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các em học sinh dân tộc Brâu và học sinh dân tộc Rơ Măm được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sưu tầm ca dao, dân ca, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc; tham gia bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các tiết mục văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc, thực hành các nghề thủ công truyền thống.

Bà Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc Brâu và học sinh dân tộc Rơ Măm, trong thời gian đến, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc Brâu và học sinh dân tộc Rơ Măm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học. Tập trung các giải pháp nhằm đảm bảo duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần của học sinh; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển kỹ năng của các em, khuyến khích tính tự học; tổ chức có hiệu quả việc dạy bồi dưỡng, phụ đạo, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh dân tộc Brâu và Rơ Măm”.  

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.