Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng: Nền tảng để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

PV - 09:59, 24/04/2018

Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, thực hiện CT135, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Dự án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng (gọi tắt là Dự án).

Ông Bế Văn Hùng. ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

 

Với nguồn kinh phí 9,8 tỷ đồng, tỉnh Cao Bằng đang kỳ vọng từng bước đào tạo được đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực, góp phần thực hiện tốt CT135 trên địa bàn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng về nội dung này.

Xin ông cho biết tình hình thực hiện và kết quả của việc triển khai Dự án trong các năm 2016-2017. Ông Bế Văn Hùng: Năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã mở 06 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín của các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Trà Lĩnh với 807 người tham gia, kinh phí thực hiện trên 1,1 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Các lớp học diễn ra nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đã cung cấp cho học viên các thông tin liên quan đến một số chính sách dân tộc, tình hình tôn giáo và quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Trong năm 2017, chúng tôi đã phối hợp với các cá nhân, đơn vị có đủ năng lực biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp đào tạo tập huấn thuộc CT135 được 42 lớp. Cụ thể: Mở 14 lớp cho 1.676 học viên là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. 06 lớp tập huấn cho công chức các phòng chuyên môn và công chức các xã, thị trấn về cơ chế đặc thù thực hiện công trình với 774 học viên. 12 lớp tập huấn cho đại diện đoàn thể, nhóm cộng đồng các xã, thị trấn về cơ chế đặc thù thực hiện công trình với 689 học viên... Đến hết năm 2017, đã giải ngân 7,1 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm.

Sau hai năm triển khai, ông đánh giá thế nào về hiệu quả của Dự án trong việc nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng ở Cao Bằng trong việc thực hiện nhiệm vụ?Ông Bế Văn Hùng: Qua triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ cơ sở được nâng cao năng lực từng bước đã đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu, đồng bào các dân tộc đã nhận thức rõ hơn các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đang được triển khai trên địa bàn; ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện CT135...

Một số huyện đã mạnh dạn tăng cường phân cấp cho các xã quản lý các dự án (đặc biệt là dự án cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ, dự án phát triển sản xuất). Việc kiểm tra, giám sát các công trình hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cán bộ cơ sở và cộng đồng phát huy tối đa; góp phần vào những kết quả chung trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương…

Tiếp tục thực hiện Dự án, trong năm 2018, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả, thưa ông?Ông Bế Văn Hùng: Có thể khẳng định, việc nâng cao năng lực cán bộ cơ sở trong quản lý, thực hiện CT135 là rất cần thiết. Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực quản lý, điều hành CT135 và nâng cao năng lực cho cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia có hiệu quả các CT135, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã triển khai giao chỉ tiêu và Dự thảo hướng dẫn cho các địa phương.

Với tổng kinh phí 9,8 tỷ đồng, chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Dự án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng. Đặc biệt, tỉnh Cao Bằng sẽ cụ thể hóa cơ chế đặc thù theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý, đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Thực hiện giao nhiệm vụ cho cộng đồng vùng hưởng lợi tự triển khai thực hiện. Người dân tham gia và đóng góp nhân lực, giải phóng mặt bằng, vật liệu tại chỗ; tự thực hiện, tự giám sát đầu tư, tự hưởng lợi. Điều này sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.